Cùng một mục đích “rút quân”, nhưng thế cờ đã hỏng, chính quyền Biden đối mặt với thất bại “đáng hổ thẹn” ở Afghanistan. Ai đã phá nát thế cờ vây chặt chẽ, mưu lược mà ông Trump đã bài trí ở Trung Đông nói chung và Afghanistan nói riêng? Chính quyền Biden là vô tình hay hữu tình trao cho khủng bố Taliban cơ hội cai trị Afghanistan lần nữa?
Chủ nhật ngày 15/8, sau hơn một tuần liên tục tấn công và đánh chiếm, quân khủng bố Taliban đã chiếm được hầu hết các thủ phủ của 34 tỉnh lỵ Afghanistan và tiến quân vào thủ đô Kabul, chiếm Dinh Tổng thống và tuyên bố chiến tranh kết thúc.
Sân bay Kabul, đường thoát cuối cùng, trở nên vô cùng hỗn loạn. Người dân Afghanistan trong tuyệt vọng nói: “Họ đã bán đứng chúng tôi cho Taliban”. Hàng nghìn người giẫm đạp lên nhau trên đường băng để giành đường thoát. Nhiều người bám vào thành máy bay quân sự Mỹ cất cánh. Một số người bị thương và ít nhất 7 người thiệt mạng.
Tốc độ sụp đổ của chính phủ Afghanistan và sự hỗn loạn sau đó đã thể hiện sự thất bại khó lý giải của chính quyền Biden. Tổng thống Hoa Kỳ hoàn toàn bất lực. Tổng thống Hoa Kỳ đã bị chỉ trích gay gắt bởi Tổng thống tiền nhiệm, bởi chính Đảng Dân chủ của ông, bởi Đảng Cộng hòa, các chính khách và nhà phê bình cũng như bởi thế giới phương Tây. Cựu Tổng thống Trump và nhiều dân biểu Mỹ đã kêu goi ông Biden từ chức.
Điều gì đã dẫn đến sự thất bại một cách “đáng hổ thẹn” như vậy của ông Biden?
DW đã nói chuyện với ông Paul Miller, cựu Giám đốc phụ trách Afghanistan trong Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ dưới thời các cựu Tổng thống George W. Bush và Barack Obama. Ông Miller, người từng phục vụ ở Afghanistan cho biết, ông đã cảnh báo Tổng thống rằng Taliban đang “mạnh nhất” về quân sự trong 20 năm qua, cảnh báo về khả năng xảy ra nội chiến và tình hình ngày càng xấu đi ở Afghanistan, Tổng thống Biden vẫn ‘khăng khăng’ đẩy mạnh tiến trình rút quân.
Quyết định rút quân vội vã khỏi Afghanistan của Tổng thống Joe Biden không chỉ không có bất kỳ chiến lược rõ ràng nào mà còn vào thời điểm mà Mỹ đang suy yếu nhất tại Trung Đông, sau khi nỗ lực đảo ngược mọi chính sách của người tiền nhiệm. Mỹ đã và đang đẩy Afghanistan vào một cuộc hỗn loạn mới, quay trở lại kỷ nguyên nơi các vụ hành quyết phanh thấy, nem đá tới chết xảy ra trên đường phố mà không cần tòa án, nơi phụ nữ bị giam lỏng trong nhà và bị đối xử như nô lệ, nơi các bé gái không có ngày tựu trường….
Phiến quân Taliban.
Khi còn đương nhiệm, cựu Tổng thống Trump đã lên kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan, vốn bày ra thế cờ vây mưu lược và bền vững, đặt Mỹ hoàn toàn ở thế thượng phong. Mỗi nước đi của ông đều tiêu diệt trực diện kẻ thù hoặc không cho đồng minh của chúng hỗ trợ. Ông Trump cũng mở rộng đồng minh trong khu vực, khiến kẻ thù của Mỹ ở Trung Đông đều không còn cơ hội tiếp tế, câu kết với nhau, cũng như không còn tiếp cận được nguồn lực tài chính và vũ khí.
Hãy xem lại các nước cờ kinh ngạc của Trump và thế cờ vây khiến bất kỳ ai hiểu biết hay quan tâm tới Trung Đông đều phải thán phục, dù người đó yêu hay ghét, ủng hộ hay phản đối ông.
Thế cờ vây mưu lược ở Trung Đông
71 năm Trung Đông bị chia rẽ khi Israel không được công nhận bởi thế thế giới Ả-rập. Hàng chục năm Trung Đông đẫm máu bởi các xung động sắc tộc, tôn giáo. Một thực tế là các nhóm vũ trang thành lập với lý do bảo vệ tôn giáo và sắc tộc đã dần trở nên cực đoan và trở thành các tổ chức khủng bố, lấy lý do tôn giáo, sắc tộc để giết người, phá hủy văn hóa và thu thập quyền lực.
Không chỉ vậy, Trung Đông còn có những nhà nước tài trợ cho khủng bố như Iran, Qatar… Trung Đông còn hỗn loạn thêm bởi các thế lực ngoại lai như Trung Quốc và Nga – những nền kinh tế có chung kẻ thù là Mỹ – cùng các tổ chức khủng bố ở khu vực này.
Tất cả những xung đột trên làm suy yếu năng lực của Mỹ ở Trung Đông. Trong suốt 8 năm tại vị của chính quyền Obama, Trung Đông hoàn toàn hỗn loạn. Vốn không ưa Israel, chính phủ Obama sử dụng thỏa thuận hạt nhân với Iran để giúp Iran thoải mái tiếp cận nguồn tiền, nguồn lực và làm giàu uranium từ bên ngoài. Iran đã bắt tay với Trung Quốc và Nga, cũng như tài trợ các tổ chức khủng bố.
Thực tế, thế cờ của cựu tổng thống Obama đã khoét sâu vào mâu thuẫn của Trung Đông khi chỉ chỉ thân cận với thế giới Ả – rập mà bỏ qua Israel. Chính phủ Obama dung túng Iran, mà đằng sau Iran là các lực lượng khủng bố ở Trung Đông và Trung Quốc. Trong suốt 8 năm này, những thảm họa như Benghazi trở thành vết nhơ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mỹ chưa bao giờ suy yếu như thế.
Cựu Tổng thống Donald Trump tiếp nhận một nước Mỹ và một Trung Đông như thế. Nhưng có lẽ vì vậy, năng lực ‘kinh bang, tế thế, bình thiên hạ’ của ông Trump mới khiến thế giới đi từ kinh ngạc này tới khâm phục khác.
1. Khôi phục sức mạnh của quân đội Mỹ và chỉnh đốn NATO
Trong năm đầu tiên nắm quyền, ông Trump đã sa thải 214 tướng lĩnh và đô đốc chủ chốt thời Obama, khôi phục lại chính khí của quân đội Mỹ. Với khối NATO, ông buộc các thành viên phải đóng góp hợp lý, không đổ chi phí lên một mình nước Mỹ. Điều này khiến trách nhiệm thành viên NATO tăng thêm và khối liên minh quân sự mạnh mẽ hơn vì tiền đi đôi với trách nhiệm.
2. Thiết lập hòa bình ở Trung Đông bằng cách ủng hộ Israel, mở rộng đồng minh và thế lực của Mỹ trong khu vực này
Với hậu thuẫn của Mỹ, thế giới Ả -rập thừa nhận Israel, tái lập hòa bình chưa từng có ở Trung Đông sau 71 năm hỗn loạn.
Ông Trump là tổng thống đầu tiên của Mỹ ghé thăm và cầu nguyện tại Bức tường Than khóc (Wailing Wall) và Nhà thờ Mộ thánh ở Jerusalem. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên công nhận Jerusalem là thủ đô Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ về thành phố này.
Bằng các bước đi chiến lược hiệu quả, ông Trump đã có đột phá với Hiệp định Abraham, đạt thỏa thuận đột phá lịch sử giữa người Israel và người Ả Rập, với việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain, Maroc và Sudan. Đây là điều mà 71 năm qua không ai làm được, bất chấp mọi nỗ lực can thiệp về chính trị và chiến tranh triền miên. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã phải thốt lên rằng “đây thực sự là một sự thành công vĩ đại của ông Trump”.
Tổng thống Trump khi đó tổ chức Lễ ký kết Hiệp định Abraham trên Bãi cỏ phía Nam của Tòa Bạch Ốc
Trung Đông hòa bình và vững mạnh, Israel được thừa nhận, lực lượng của Mỹ ở nơi này mở rộng, vững chắc. Theo đó, thế lực khủng bố và tiếp tay cho khủng bố buộc phải yếu đi.
3. Xóa sổ tổ chức khủng bố lớn nhất ở Trung Đông ISIS, loại bỏ trùm khủng bố khét tiếng thế giới ở Iran, tướng hồi giáo Iran Qassem Soleimani của lực lượng Quds Force .
Đáng nói, cả hai nước cờ xóa sổ ISIS và tướng hồi giáo Iran Qassem Soleimani đều không lấy đi một quân nhân nào của Mỹ, đều kín kẽ và bất ngờ trước sự kinh hoàng, khiếp đảm của các thế lực trong bóng tối.
Tướng Soleimani được xem là người hùng cách mạng ở Iran. Teheran chắc chắn sẽ báo thù người tiêu diệt ‘người hùng’ của họ. Nhưng ông Trump vẫn thản nhiên tiêu diệt hắn nếu điều đó mang lại hòa bình cho Trung Đông, bảo vệ mạng sống của quân nhân Mỹ.
Năm 2018, tướng Joseph Votel, tư lệnh Bộ chỉ huy trung tâm phụ trách chiến dịch quân sự Mỹ ở Trung Đông, đã giải thích về vai trò của Soleimani như sau: “Ở bất cứ đâu có hoạt động của Iran, chúng ta đều thấy Qassem Soleimani. Syria – hắn ở đó, Yemen – hắn cũng ở đó. Lực lượng Quds do hắn chỉ huy chính là mối đe dọa lớn, chúng là những kẻ đứng sau các hoạt động gây bất ổn trong khu vực”.
Các con số thương vong của Mỹ ở Trung Đông qua các đời tổng thống thực sự là các con số biết nói:
- Số lính Mỹ mất mạng ở Trung Đông thời Tổng thống Bush là hơn 5.000.
- Số lính Mỹ mất mạng ở Trung Đông thời Tổng thống Obama là hơn 2.500.
- Số lính Mỹ mất mạng trong thời Tổng thống Trump là 63.
- Israel chuyển thủ đô đến Jerusalem mà không có nước nào ở Trung Đông dám gây hấn với Mỹ.
4. Vô hiệu hóa nhà nước tài trợ khủng bố Iran: Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, cấm vận Iran trong khi đồng thời làm suy yếu Trung Quốc.
Iran mạnh sẽ luôn khiến Palestine (đằng sau là Hamas) khuấy đảo Israel. Hòa bình ở Bờ Tây là vô nghĩa nếu Iran không bị vô hiệu hóa. Ngoài ra, Iran mạnh thì các thế lực khủng bố ở Trung Đông sẽ ngày càng hung hăng hơn bởi Iran (đằng sau là Trung Quốc) cần mở rộng bè phái để làm suy yếu Mỹ và tẩy trắng tội lỗi cho nhau, cũng hỗ trợ nhau thâu tóm quyền lực mà họ muốn.
Thỏa thuận hạt nhân Iran dưới thời Obama là một lỗ hổng lớn, tạo cơ hội cho Nga và Trung Quốc hỗ trợ Iran. Nhờ thỏa thuận này, Iran có nhiều quyền trong việc tiếp cận tiền bạc, tài nguyên, nguồn lực với các thế lực khác ở Trung Đông.
Ngay khi tại vị, ông Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận này và áp đặt đòn trừng phạt Iran bằng cấm vận kinh tế. Việc cấm vận của Mỹ và đồng minh khiến Iran thực sự bị cô lập và suy yếu. Cùng với sự suy yếu của Trung Quốc do các biện pháp trừng phạt thương mại, nước cờ này của ông Trump đã giúp củng cố hòa bình ở Trung Đông và nâng cao vị thế của Mỹ.
Với tư thế này, việc rút quân khỏi Afghanistan mà vẫn giữ nền hòa bình cho đất nước này cũng như đảm bảo vị thế của Mỹ ở Trung Đông chỉ là nước cờ cuối cùng trong thế cờ vây của ông Trump, một nước cờ chắc chắn và không gây hao tổn cho Mỹ.
Đáng tiếc, thế vận xoay chiều, ông Trump buộc phải để lại thế cờ vây hoàn hảo này cho người kế nhiệm. Không biết vì lý do gì, do không hiểu thế cờ, do tật đố hay do mưu toan vì một nhà nước khác, chính quyền kế nhiệm đơn giản là đã làm mọi thứ để phá tan thế cờ vây của ông Trump. Từ đây, mất mát của Mỹ ở Trung Đông là không thể kể đếm.
Nước cờ thượng phong với Taliban
Bên trong Afghanistan, ông Trump thiết lập các thỏa thuận có điều kiện với Taliban. Điều này có nghĩa là, quân đội Mỹ sẽ phản kích bất kỳ lúc nào nếu các thỏa thuận này tan vỡ. Và nếu các điều kiện này được duy trì, Taliban có lý do để cân nhắc được mất khi xâm chiếm Afghanistan, không thể đuổi Mỹ tháo chạy về nước chỉ trong vài chục ngày ngắn ngủi.
Trước cuộc khủng hoảng tuần qua của Mỹ ở Afghanistan, Tổng thống Trump đã lên tiếng và chỉ trích chính quyền Biden về tình hình hiện tại ở Afghanistan. Ông Trump nhấn mạnh rằng, ông đã đàm phán trực tiếp với những thủ lĩnh của Taliban và việc rút quân hẳn sẽ khác và thành công, chứ không phải những gì đang diễn ra hiện nay, Global Conflict Tracker cho hay.
“Cá nhân tôi đã có các cuộc đàm phán với các thủ lĩnh hàng đầu của Taliban, theo đó họ hiểu những gì họ đang làm bây giờ sẽ không thể được chấp nhận. Đó hẳn sẽ là một cuộc rút quân khác biệt và thành công, và Taliban hiểu điều đó hơn bất kỳ ai. Những gì đang diễn ra bây giờ là không thể chấp nhận được. Nó đáng lẽ phải được thực hiện tốt hơn nhiều”, ông Trump nói.
Tổng thống Trump thăm binh sỹ Mỹ tại Afghanistan ngày 28/11/2019.
Ông Trump có một cuộc rút lui theo từng giai đoạn dựa trên các điều kiện trên thực tế để chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Ông Trump đã tham gia cùng với các nhà lãnh đạo địa phương trong khu vực. Còn Joe Biden đã làm Tổng thống được 7 tháng nhưng ông vẫn chưa hề nói chuyện với Thủ tướng Pakistan.
Hiệp định hòa bình Hoa Kỳ – Taliban được ký kết ngày 29/2/2020 giữa chính quyền Trump và Taliban bao gồm 4 điểm chính:
- Hoa Kỳ và NATO rút hết quân đội khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng.
- Taliban cam kết không sử dụng lãnh thổ Afghanistan làm bàn đạp đe dọa an ninh Hoa Kỳ.
- Khởi động các cuộc đàm phán nội bộ Afghanistan vào ngày 10/3.
- Ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện.
Thế cờ hoàn hảo bị phá nát bởi chính quyền kế nhiệm
Chiều Thứ Hai ngày 16/8 (giờ Mỹ), Tổng thống Biden đã từ nơi ông đang thưởng ngoạn kỳ nghỉ, bắt đầu từ hai ngay trước khi Taliban chiếm Kabul và Dinh tổng thống, quay về Washington để phát biểu trước công chúng về thảm cảnh Afghanistan. Trong bài phát biểu của mình, ông đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự của Afghanistan “đã bỏ cuộc và tháo chạy khỏi đất nước” khiến cho Afghanistan “sụp đổ nhanh hơn tưởng tượng”. Ông cũng đổ lỗi cho cựu Tổng thống Trump vì ông Trump đã đàm phán một thỏa thuận với Taliban để bắt đầu rút quân vào ngày 1/5/2021. Ông Biden nói thêm rằng, chính quyền của ông buộc phải tuân theo các đường lối của một thỏa thuận mà ông Trump đã ký kết.
Tuy nhiên ông Biden không hề nhìn vào sai lầm chiến lược của mình để tìm ra nguyên nhân đằng sau sự phát triển nhanh chóng của Taliban.
Hãy xem từ ngày 20/1/2021, chính quyền Biden đã thay đổi nước Mỹ và thế giới thế nào.
- Tái gia nhập Thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngày 8/2/2021, chỉ 20 ngày sau khi bước chân vào Nhà trắng, bất chấp các thành công không thể chối cãi và không thể rực rỡ hơn dưới thời cựu tổng thống Trump về vấn đề Iran và Trung Đông, tân chính quyền Biden đã phá hủy thành tựu đó bằng cách đảo ngược chính sách: quay trở lại Thỏa thuận hạt nhân Iran. Động thái này của ông Biden đã cởi trói cho Iran vốn đang bị vắt kiệt tài chính, vắt kiệt nguồn tiền tài trợ khủng bố. Ông Biden đã mở đường để Trung Quốc bơm tiền vào nước này.
Bên cạnh việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2018, ngay lập tức, rõ ràng và mạnh tay, ông Trump nhanh chóng trừng phạt các cá nhân và tổ chức Trung Quốc, Iran vi phạm sắc lệnh cấm vận Iran. Ông Trump đã tiêu diệt trùm khủng bố của Iran. Vấn đề hạt nhân và thái độ hung hăng của Iran, ngay lập tức đi vào khuôn khổ mà Mỹ mong muốn.
Tuy nhiên, ông đã chọn nước cờ ngược lại: khơi thông lại lỗ hổng chiến lược về địa chính trị tại Trung Đông và ủng hộ cho thế lực Trung Quốc. Trung Quốc và Iran ngay sau đó ký thỏa thuận thương mại để Trung Quốc bơm 400 tỷ USD vào Iran trong 25 năm. Theo đó, Trung Quốc phục hưng sức mạnh tại Trung Đông và Mỹ bắt đầu con đường củng cố vị thế “nói mà chẳng ai nghe” tại Trung Đông, theo NTDVN nhận định.
Cũng bằng việc tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân, Mỹ ‘thả sói’ Iran ra khỏi chuồng và Trung Đông lại chìm trong khói lửa với các nhóm khủng bố Hamas và Heizbolla tấn công Israel bằng các cuộc không kích, Reuters đưa tin.
Thật không may, chính quyền của ông Biden chỉ đơn giản là từ chối chấp nhận hiện trạng một Trung Đông đang tốt hơn, hòa bình và ổn định hơn. Con chó sói Iran được thả khỏi vòng cương tỏa của Mỹ, được bơm tiền để tiếp tục các hành động tài trợ khủng bố và đẩy mạnh chương trình làm giàu uranium.
Theo Viện chính sách Atlantic Council của Mỹ, ngày 31/1, phái đoàn của Taliban đã đến Tehran và được các quan chức cấp cao của Iran tiếp đón. Họ đã thảo luận về “mối quan hệ giữa cả hai nước, tình hình của những người Afghanistan di cư ở Iran, và tình hình chính trị và an ninh hiện tại của Afghanistan và khu vực”.
Trước đó, các thủ lĩnh Taliban đến thăm Iran vào tháng 11 năm 2019. Đây là một chuyến đi nhằm “giúp đỡ hòa bình và an ninh Afghanistan”.
Iran, một nhà nước chuyên tài trợ cho các nhóm khủng bố, thực sự cần Afghanistan không có Mỹ hiện diện bên sườn của họ và đó là lý do tại sao Iran trở thành kẻ ủng hộ quân khủng bố Taliban.
2. ‘Gián tiếp’ tài trợ cho Hamas 253 triệu USD – khuấy đảo bạo lực Dải Gaza
Các quan chức Biden cũng đưa người Palestine, và do đó là Hamas (hay còn gọi là Tổ chức Anh em Hồi giáo), trở lại với ngân sách tài trợ cho Palestine lên tới 235 triệu USD. Tổng thống Trump đã cắt đứt khoản tiền này của họ vào năm 2018 khi nhận ra rằng tổ chức này đứng đằng sau khủng bố.
Đối ngược với cựu Tổng thống Trump, ông Biden khôi phục các khoản tiền trợ cấp cho khủng bố, tiếp tay cho khủng bố và tăng cường sự bất ổn Trung Đông, tặng cơ hội để các nhóm khủng bố liên kết và hỗ trợ lẫn nhau, cũng như làm suy yếu vai trò của Mỹ trong khu vực.
Mỹ rút quân ‘vô điều kiện’ với Taliban – Thất bại của Biden là không thể tránh
Bỏ qua tất cả đàm phán có điều kiện với Taliban, chính quyền ông Biden hiển nhiên đã chấp nhận thế cờ vô điều kiện, mặc Taliban tung hoành. Điều này đồng nghĩa với việc trao tặng “miếng bánh Afghanistan” cho Taliban và làm lợi cho Bắc Kinh.
Ngay sau khi Mỹ rút quân vào tháng Năm, Taliban đã tăng cường tấn công và chiếm giữ 1/2 lãnh thổ Afghanistan.
Theo kế hoạch rút quân của cựu Tổng thống Trump, Taliban phải cam kết không sử dụng lãnh thổ nước này làm bàn đạp đe dọa an ninh Mỹ, cũng như buộc phải ngừng bắn vĩnh viễn và toàn diện. Thế nhưng, được chính quyền Biden thả lỏng vô điều kiện và dưới sự hậu thuận của Iran, Trung Quốc và Nga, Taliban đã tấn công thần tốc và chiếm giữ đồng loạt các thủ phủ tỉnh ly và thủ đô Kabul chỉ trong vòng một tuần, chiếm giữ được căn cứ quân sự Bagram lớn nhất cùng toàn bộ khí tài quân sự vừa được Mỹ bàn giao cho chính phủ Afghanistan hồi đầu tháng Bảy, theo Reuters.
Ngày Taliban chiếm đóng Kabul cũng là Tổng thống Biden đang thưởng ngoạn kỳ nghỉ tại trại David. Khi Kabul bị Taliban bủa vây tứ phía, ông vẫn ở nơi nghỉ và giữ im lặng. Khi Taliban tiến vào Kabul và chiếm Dinh Tổng thống, ông vẫn ở đó và giữ im lặng. Khi người dân ở Kabul hoảng loạn, Tổng thống vẫn im lặng. Khi Đại sứ quán Mỹ được sơ tán ra khu vực sân bay để giải cứu nhân viên, có tiếng súng nổ ở sân bay, ông vẫn giữ im lặng. Hai ngày sau khi Kabul rơi vào tay Taliban, Tổng thống Biden mới từ nơi nghỉ trở về Washington để có bài phát biểu trước người dân trên toàn quốc về cuộc khủng hoảng này. Liệu đây có phải là dấu hiệu bật đèn xanh cho Taliban? Hoặc ít nhất cũng khiến Taliban hiểu như vậy.
Ngày chủ nhật 15/8 cũng là ‘ngày tận thế’ của bao người. Các báo cáo cho biết có giao tranh ở sân bay Kabul đang hỗn loạn với máy bay quân sự Mỹ và đồng minh sơ tán người về nước và người dân Afghanistan tuyệt vọng giẫm đạp lên nhau để giành cơ hội lên máy bay thoát thân. Giới chức Hoa Kỳ cho rằng, đây là thất bại lịch sử của ông Biden và là nỗi hổ thẹn khiến ông nên từ chức.
Cảnh người dân Afghanistan chen lấn lên máy bay tại Sân bay quốc tế Hamid Karzai ở Kabul ngày 16/8.
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani phải trốn ra nước ngoài để “tránh đổ máu”. Ông Ghani tuyên bố: “Lý do khiến chúng tôi rơi vào tình cảnh hiện nay là quyết định rút quân được đưa ra quá đột ngột”. Ông cảnh báo thêm rằng, việc rút quân của Mỹ sẽ gây ra nhiều “hậu quả” nghiêm trọng.
Tổng thống Ghani cũng thừa nhận Taliban không còn là “phong trào rời rạc và thiếu kinh nghiệm” khi ông tuyên bố: “Chúng ta đang phải đối mặt với một nhóm có khả năng chỉ huy và tổ chức, được hậu thuẫn bởi một liên minh khủng bố quốc tế xấu xa và các thế lực hỗ trợ”.
Cuối tháng Bảy, trước khi bước vào đợt tấn công thần tốc, 9 đại diện cấp cao của Taliban đã đến Trung Quốc và được đón chào với nghi thức ngoại giao chính thức.Trung Quốc đã ngang nhiên thừa nhận tổ chức khủng bố trên trường quốc tế. Sau cuộc gặp này, Taliban đã mở các cuộc tấn công thần tốc và chiến giữ hầu hết lãnh thổ Afghanistan chỉ trong vòng một tuần.
Trong khi ngoại trưởng Vương Nghị bắt tay với thủ lĩnh Taliban theo nghi lễ ngoại giao long trọng nhất ở Bắc Kinh, thì nhiều thường dân vô tội và các nhà báo quốc tế tại Afghanistan đã bị bắt giữ, bị đem ra hành quyết, chặt đầu, phân thây.
Có thể dễ dàng nói rằng Trung Quốc ủng hộ việc Taliban chiếm lại Afghanistan.
Các phương tiện truyền thông nhà nước tràn ngập những lời lẽ chế nhạo về việc Mỹ và phương Tây rút quân vội vã và bỏ rơi người dân Afghanistan. Nó đã mô tả việc chiếm lại Afghanistan là sự “sỉ nhục” đối với Hoa Kỳ và là một ví dụ kinh điển về những gì xảy ra khi can thiệp vào công việc của các quốc gia khác. Điều mà Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ làm như vây, itv cho hay.
Thời báo Hoàn cầu đã đăng một lời nhắc nhở về bài phát biểu của George Bush 20 năm trước tuyên bố sự cai trị của Taliban kết thúc.
Sau đó là những bức ảnh về chuyến thăm Thiên Tân gần đây của Taliban. Cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị được công bố rộng rãi một cách bất thường. Ông Vương được dẫn lời nói rằng Taliban sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hòa giải hòa bình và tái thiết Afghanistan.
Taliban và Chính phủ Trung Quốc đã duy trì quan hệ trong nhiều năm. Cuộc gặp gỡ của họ không có gì mới. Chỉ có việc Bắc Kinh đẩy mạnh tuyên truyền về mối quan hệ này là bất thường.
Rõ ràng là động lực và các kế hoạch chiếm đóng của Taliban đã được xây dựng tại thời điểm cuộc họp ngày 28/7 đó, và Trung Quốc đã được đảm bảo an ninh. Điều này cho phép một số nhân viên đại sứ quán rời đi trước khi Kabul thất thủ.
Các nhân viên của Iran cũng được đảm bảo an toàn, theo DW.
Sự rút quân vội vã của chính quyền Joe Biden liệu có phải là để giải phóng các nguồn lực nhằm ứng phó với các thách thức từ Trung Quốc, như ông Biden từng nói hay là để tạo ra một khoảng trống quyền lực “vô chủ”, và đây giống như nhường “miếng bánh” Afghanistan cho Taliban, để ĐCSTQ đứng sau cùng “thưởng thức”, như được nêu trong một bài bình luận đang trên NEWMAX
Tương lai không ánh sáng
Taliban đã nổi tiếng về sự tàn bạo và thực thi loại kỷ cương Hồi giáo cực đoan và hà khắc trong 5 năm chúng cầm quyền cho đến khi bị lật đổ năm 2001.
Dưới bàn tay cai trị đẫm máu của Taliban, TV và truyền thông liên tục chiếu cảnh hành quyết kiểu thời trung cổ với người dân bị treo cổ ngoài đường, bị ném đá tới chết, phụ nữ bị giam lỏng trong nhà và trẻ em gái không có ngày tựu trường sẽ lại diễn ra sau 4 năm Trung Đông giảm dần tiếng súng, sau 4 năm TV và các kênh truyền thông mải miết đối xử bất công với ông Trump.
Bao nhiêu người sẽ phải chết, sẽ bị bạo hành, sẽ bị hành quyết dã man trên đất nước Afghanistan trong những ngày tới.
Trung Đông dưới sức ảnh hưởng của Trung Quốc và hậu thuẫn của thế lực này rồi sẽ về đâu ?
Kể từ khi ông Biden nỗ lực đảo ngược chính sách của ông Trump, vô số khủng hoảng đã bủa vây nước Mỹ trong khi nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bị đình trệ.
Afghanistan không phải là cuộc khủng hoảng duy nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt trong kỳ nghỉ phép của tổng thống.
Fox News đưa tin, Bộ An ninh Nội địa (DHS) vừa tiết lộ hôm thứ Năm 12/8 rằng, hơn 212.000 người đã vượt biên vào tháng Bảy. Con số này tăng 13% so với tháng Sáu và là đỉnh điểm trong hai thập kỷ qua. Trước đó, Nhà Trắng đã hy vọng rằng, cái nóng mùa hè sẽ khiến người di cư phải suy nghĩ lại về chuyến đi vượt biên nguy hiểm.
Cuộc khủng hoảng ở biên giới trở nên tồi tệ hơn nữa do hàng nghìn người di cư được báo cáo dương tính với COVID-19 với biến thể Delta rất dễ lây lan. Họ đều được đưa vào các cơ sở giam giữ đã chật kín trước khi được thả vào Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Tổng thống Biden đang rời xa Washington ngay trong khi các cuộc tranh cãi nội bộ dường như đang đặt hai mục trong chương trình nghị sự kinh tế quan trọng nhất của ông vào tình thế nguy hiểm.
Trong khi đó, một biện pháp chống lạm phát chính lại khiến các nhà kinh tế bất ngờ khi kết quả dẫn đến mức lạm phát cao kỷ lục khác, với lạm phát giá sản xuất tăng 7, 8% trong khoảng thời gian 12 tháng kết thúc vào tháng Bảy. Con số đó là con số cao nhất được ghi nhận trong lịch sử hơn mười năm của chỉ số này, làm dấy lên lo ngại lạm phát có thể tồn tại lâu hơn một số dự đoán.
Afghanistan chỉ là cuộc khủng hoảng tiếp theo, dễ đoán và không tránh khỏi khi thế cờ đã bị phá tan.
Nguyên Hương
No comments:
Post a Comment