Vào ngày 16/8, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm để thảo luận về tình hình ở Afghanistan. Vương Nghị đã nhân cơ hội này hướng mũi dùi về phía Washington yêu cầu Hoa Kỳ “nghiêm túc suy ngẫm” về thất bại của mình.
Gần đây, “Thời báo Hoàn Cầu” cái loa của ĐCSTQ, đã liên tiếp xuất bản các bài xã luận đe doạ Đài Loan như: “Afghanistan hôm nay, Đài Loan ngày mai ?” hay “Sự phản bội của Hoa Kỳ, Đảng Dân Tiến sợ hãi”. Thời báo Hoàn Cầu cũng doạ rằng một khi nổ ra chiến tranh ở eo biển Đài Loan, Đài Loan sẽ sụp đổ trong vòng vài giờ, và Đảng Dân tiến sẽ sớm đầu hàng.
Vào ngày 17/8, quân đội Trung Quốc đã ra một tuyên bố nói rằng họ sẽ sử dụng tàu chiến, máy bay chống tàu ngầm và máy bay chiến đấu để tổ chức tập trận ở vùng tây nam và đông nam Đài Loan.
Trước những thay đổi đột biến ở Afghanistan, Bắc Kinh đang dương dương tự đắc. Tuy nhiên, theo học giả Vương Hữu Quần, khách quan mà nói, Đài Loan không phải là Afghanistan. Cuộc chiến tuyên truyền của ĐCSTQ chống lại Hoa Kỳ và Đài Loan và cuộc chiến răn đe quân sự chống lại Đài Loan cuối cùng có thể phản tác dụng.
Vậy tại sao Đài Loan không phải là Afghanistan?
Thứ nhất, Đài Loan có tinh thần tự cường
Vào ngày 18/8, Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đăng trên Facebook: Lựa chọn duy nhất của Đài Loan là làm cho mình mạnh mẽ hơn, đoàn kết hơn và kiên quyết hơn để bảo vệ chính mình.
Bà Thái tuyên bố: “Việc dựa vào sự bảo vệ của người khác không phải là lựa chọn của chúng tôi nếu chúng tôi không tự mình hành động”.
Kể từ năm 1949, Đài Loan đã trải qua ba cuộc khủng hoảng lớn: Cuộc khủng hoảng thứ nhất là việc Trung Hoa Dân Quốc thua trong cuộc nội chiến với ĐCSTQ buộc lãnh đạo Tưởng Giới Thạch phải rút sang Đài Loan năm 1949. Cuộc khủng hoảng thứ hai là sự cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan vào năm 1979. Cuộc khủng hoảng thứ ba là sự đàn áp tự do dân chủ của của ĐCSTQ ở Hồng Kông vào năm 2020 đã gây áp lực lớn lên Đài Loan .
Tuy nhiên, cho đến nay quốc đảo này vẫn đứng vững, nguyên nhân quan trọng nhất có lẽ là tin thần tự lực tự cường.
Thứ hai, Đài Loan là ngọn hải đăng về dân chủ và tự do cho người Hoa trên thế giới
Đài Loan từng là một hệ thống độc tài. Tuy nhiên, trong những năm cuối đời của mình, Tưởng Kinh Quốc, con trai của Tưởng Giới Thạch đã thay đổi từ một hệ thống độc tài sang một hệ thống dân chủ, dỡ bỏ thiết quân luật, mở các lệnh cấm đảng và cấm báo chí, mở cửa cho các cựu chiến binh đến thăm thân nhân ở Đại lục, và thúc đẩy dân chủ hóa Đài Loan và thiết lập thành công hệ thống hiến pháp ở Đài Loan.
Năm 1996, Đài Loan tổ chức cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa Dân Quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Đài Loan, người dân Đài Loan có thể trực tiếp bỏ phiếu bầu tổng thống. Ngày nay, Đài Loan đã hình thành một sự thay đổi chế độ dân chủ, hòa bình và trật tự.
Thứ ba, sức mạnh kinh tế và công nghệ của Đài Loan được xếp vào hàng đầu thế giới
Trong thế giới ngày nay, bao gồm cả “Đảng Cộng sản Trung Quốc”, có một “cuộc khủng hoảng chip”.
Chip được ví như dầu mới, không thể thiếu trong nền kinh tế – xã hội số, và trở thành nguyên liệu chiến lược mà các cường quốc và các quốc gia hùng mạnh trên thế giới muốn kiểm soát khi cạnh tranh với nhau.
Sản xuất chip của Đài Loan dẫn đầu thế giới.
Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan, gọi tắt là TSMC, đã phát triển thành công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp chip toàn cầu chỉ sau 34 năm, tạo nên “Kỳ tích TSMC” mà người dân Đài Loan tự hào, mệnh danh là “Bảo bối của đất nước”.
Các công ty chip Đài Loan, đại diện là TSMC, đã trở thành trọng tâm chiến lược của ngành công nghiệp toàn cầu. Theo dữ liệu từ đầu năm 2021, giá trị thị trường của TSMC đạt 550,9 tỷ đô-la Mỹ, xếp hạng trong số mười công ty hàng đầu thế giới, vượt qua Intel và Samsung của Hàn Quốc để trở thành công ty bán dẫn có giá trị nhất thế giới.
Ngày nay, các sản phẩm của TSMC đã thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày của mọi người trên khắp thế giới. Ngay cả những vũ khí mới nhất và máy bay chiến đấu tiên tiến nhất ở Hoa Kỳ cũng sẽ sử dụng chip của TSMC. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và các nước khác đang tranh giành TSMC để hợp tác.
Vào năm 2020, đại dịch COVID-19 lan ra thế giới và ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới. Đài Loan trở thành hình mẫu thế giới về kiểm soát dịch bệnh, kinh tế phát triển mạnh, đứng đầu trong “Tứ đại thiên long” ở Châu Á.
Thứ tư, Đài Loan dựa trên các giá trị truyền thống và giá trị phổ quát
Năm 1966, Mao Trạch Đông phát động “Cách mạng Văn hóa” trên Đại lục phá hủy năm nghìn năm văn hóa truyền thống Trung Quốc, trong khi đó Tưởng Giới Thạch đã phát động “Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Quốc” ở Đài Loan.
Tưởng Giới Thạch là Chủ tịch Ủy ban Xúc tiến Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Quốc, ý tưởng cơ bản của việc trẻ hóa văn hóa Trung Quốc là “quan sát kinh điển, đổi mới thích ứng với các giá trị truyền thống”.
Cốt lõi của văn hóa truyền thống là tin vào Thần và thờ Thần. Trong quá trình phục hưng văn hóa truyền thống, các nhà lãnh đạo Đài Loan đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của người dân Đài Loan.
Trên diện tích 36.000 km vuông ở Đài Loan, có hơn 33.000 nơi dành cho tín đồ và tụ họp, trung bình cứ một km vuông lại có một ngôi chùa hoặc nhà thờ. Đài Loan là khu vực có mật độ công trình tôn giáo cao nhất thế giới của người Hoa.
Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan là sự tiếp nối của lịch sử Trung Quốc chính thống. Phong trào Phục hưng Văn hóa Trung Quốc đã kết nối Đài Loan và nền văn hóa tinh thần năm nghìn năm của Trung Quốc. Đồng thời, Đài Loan thực hiện một hệ thống tư bản chủ nghĩa, và các giá trị phổ quát như dân chủ, tự do, pháp quyền và nhân quyền đã ăn sâu vào lòng người dân.
Thứ năm, Hoa Kỳ coi Đài Loan là Israel
Vào ngày 17/8, để đáp lại cái gọi là “Afghanistan hôm nay, Đài Loan ngày mai”, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Sullivan cho biết trong một cuộc họp báo ở Toà Bạch Ốc rằng: Chính phủ Hoa Kỳ “tin rằng cam kết với Đài Loan và Israel vẫn vững chắc”.
Sự phục hồi của Israel đã được tiên đoán trong Kinh thánh. Vào ngày 14/5/1948, những người Do Thái đã lưu lạc khắp thế giới trong gần 2000 năm, trở về quê hương của họ và khôi phục lại nhà nước Israel. Vào ngày thứ hai của sự phục hồi của Israel, vào ngày 15/5, các nước Ả Rập láng giềng đã phát động cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ nhất nhằm tiêu diệt Israel. Kết quả: Israel thắng.
Kể từ đó, Israel đã phải chịu sự thù địch từ các nước Ả Rập trong một thời gian dài, và tiếng súng đã nhấn chìm Israel. Tuy nhiên, Israel, một quốc gia nhỏ bé với môi trường tự nhiên và an ninh vô cùng khắc nghiệt, không chỉ tồn tại ngoan cường mà còn trở thành quốc gia phát triển duy nhất ở Trung Đông.
Israel có được ngày hôm nay, trước tiên là dựa vào sự tự cường; thứ hai, dựa vào sự hỗ trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Ngày nay, Hoa Kỳ so sánh Đài Loan với Israel, điều này cho thấy Hoa Kỳ coi trọng Đài Loan như thế nào.
Bốn lợi thế lớn của Đài Loan nêu trên là bốn lý do chính khiến Hoa Kỳ coi trọng Đài Loan. Ngoài ra, Đài Loan là trung tâm của chuỗi đảo đầu tiên ở Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ bảo vệ trước các mối đe dọa từ ĐCSTQ. Đây cũng là một mắt xích chính trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và có ý nghĩa chiến lược lớn đối với An ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Ngay từ trong Chiến tranh Triều Tiên năm 1950, Hoa Kỳ đã cử Hạm đội 7 đến hỗ trợ phòng thủ Đài Loan, hai bên đã hợp tác về an ninh quân sự trong 71 năm. Hoa Kỳ có các đồng minh hợp tác quân sự như Nhật Bản và Hàn Quốc xung quanh Đài Loan, và họ đều phải đối mặt với các mối đe dọa từ ĐCSTQ. Bất kỳ thay đổi nào trong cam kết của Hoa Kỳ đối với Đài Loan sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và các đồng minh này.
Mục đích quan trọng của việc Hoa Kỳ rút khỏi Afghanistan là để rảnh tay và tập trung nỗ lực chống lại ĐCSTQ, để bảo vệ tốt hơn sự an toàn của chính Hoa Kỳ và các đồng minh Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2017, quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan đã được cải thiện một cách toàn diện, đạt mức tốt nhất trong hơn 40 năm. Sau khi ông Joe Biden nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2021, quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan đã được cải thiện hơn nữa theo cách toàn diện.
Kể từ tháng 4 năm nay, ông Biden đã nhiều lần nhấn mạnh “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan” trong các cuộc hội đàm với thủ tướng Nhật Bản, tổng thống Hàn Quốc, thủ tướng Úc, những người đứng đầu Nhóm 7 quốc gia, và những người đứng đầu Liên minh châu Âu.
Đài Loan là một thế lực mạnh trên thế giới, một thành viên quan trọng của gia đình dân chủ quốc tế, một nhà đổi mới quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, và là đối tác thương mại đáng tin cậy của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đài Loan đã có những đóng góp xuất sắc cho sự phát triển của nghệ thuật và khoa học được chia sẻ bởi tất cả nhân loại.
Nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, thế giới tự do do Hoa Kỳ đứng đầu sẽ đứng về phía Đài Loan.
Thứ sáu, Afghanistan là một trong những quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới
Afghanistan là một quốc gia nghèo không giáp biển, từng là nơi ẩn náu của tổ chức al-Qaida của trùm khủng bố Bin Laden. Đây cũng là nơi sản xuất ma túy lớn nhất thế giới. Vào năm 2020, Tổng thống Afghanistan Ghani nói rằng 90% dân số Afghanistan sẽ sống với mức dưới 2 đô-la Mỹ 1 ngày. Hoa Kỳ đã dành 20 năm và chi 2,26 nghìn tỷ đô la Mỹ, nhưng không giúp được gì cho Afghanistan.
Mặc dù Taliban đã giành lại được quyền lực nhưng Taliban ngày nay không thay đổi đáng kể so với Taliban 20 năm trước. Taliban có nhiều vấn đề. Không nói đến điều gì khác, chỉ nêu một ví dụ về việc nhóm này tiêu diệt phong trào Phật giáo.
Chiến dịch này bắt đầu vào ngày 26/2/2001. Cùng ngày, thủ lĩnh Taliban Omar đã ban hành “lệnh tiêu hủy”, yêu cầu phá hủy tất cả các tượng Phật ở Afghanistan. Đến ngày 12/3, kho báu vô giá nổi tiếng thế giới, tượng Phật Bamiyan, cuối cùng đã bị Taliban cho nổ tung.
Tượng Phật Bamiyan là bức tượng Phật được tạc theo chiều dọc lớn nhất thế giới. Có hai bức tượng phía đông và phía tây. Tượng Phật phía Đông cao 38 mét và mặc áo choàng màu xanh lam; tượng Phật phía Tây cao 55 mét và mặc áo choàng màu đỏ. Các tượng này đã có cách đây hơn 1.300 năm lịch sử, được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa thế giới”.
Tuy nhiên, chính quyền Taliban khi đó đã phớt lờ sự phản đối của Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan, sự phản đối của UNESCO, sự phản đối của nhiều quốc gia thành viên Tổ chức Hội nghị Hồi giáo, sự phản đối của Liên minh châu Âu, và sự phản đối của một số Các quốc gia theo đạo Phật… Tất cả các quốc gia trên thế giới trân trọng di sản văn hóa thế giới, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, danh nhân, đều phản đối tuy nhiên Taliban nhất quyết không nghe.
Thủ lĩnh Taliban Omar nói: “Hành động của chúng tôi là bảo đảm rằng không ai ở Afghanistan tin vào một tôn giáo khác”.
Kết luận
Gần đây, Taliban, đã trở lại nắm quyền, đã công khai đưa ra một số lời hứa bằng miệng, chẳng hạn như làm việc cho quá trình chuyển đổi hòa bình của chế độ, tôn trọng quyền phụ nữ, tôn trọng niềm tin tôn giáo của người dân và không trả đũa bất cứ ai. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem liệu những lời hứa này có thể được thực hiện hay không.
Ngày 18/8, khi người dân tổ chức biểu tình ủng hộ quốc kỳ Afghanistan tại tỉnh Nangarhar, họ đã bị Taliban bắn chết, ít nhất 3 người thiệt mạng và 12 người khác bị thương. Một số nhà bình luận tin rằng Taliban nói một đằng và làm một nẻo.
Dù xét về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, văn hóa hay về vị trí chiến lược và tầm ảnh hưởng quốc tế thì Afghanistan đều không thể so sánh được với Đài Loan.
ĐCSTQ mù quáng trước những sự thật cơ bản nhất vì lòng căm thù Hoa Kỳ, mù quáng so sánh Afghanistan với Đài Loan, tiến hành chiến tranh tâm lý và đe dọa quân sự chống lại Đài Loan hậu quả sẽ rất khó lường.
No comments:
Post a Comment