Tuesday, August 31, 2021

Nhìn lại hơn 40 năm cuộc khủng hoảng Afghanistan (NV)

  Hình chụp nhóm kháng chiến chống Liên Xô ở Afghanistan những năm 1980. (Hình: AFP via Getty Images)

KABUL, Afghanistan (NV) – Hôm Thứ Hai, 30 Tháng Tám, Hoa Kỳ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm. Đây là chương mới nhất trong cuộc khủng hoảng kéo dài gần 42 năm của quốc gia Nam Á này.

Trong hơn bốn thập niên qua, người dân Afghanistan trải qua vài lần ngoại quốc đưa quân vào, nội chiến, bạo loạn và một giai đoạn Taliban cai trị hà khắc. Sau đây là những sự kiện và ngày tháng đáng chú ý, theo đài NPR.


LIÊN XÔ XÂM LƯỢC

Tháng Mười Hai, 1979
Sau khi xảy ra vụ đảo chánh ở Afghanistan năm 1978 dẫn đến bất ổn, Liên Xô mang quân vào Afghanistan để dựng lên chính phủ thân Liên Xô.

Năm 1980
Ông Babrak Karmal được Liên Xô đưa lên cầm quyền Afghanistan. Nhiều nhóm dân quân gọi là “mujahideen” phản đối và mở phong trào kháng chiến “jihad” chống quân đội Liên Xô. Cuộc chiến sau đó làm thiệt mạng khoảng một triệu dân thường Afghanistan và khoảng 15,000 lính Liên Xô. 

Năm 1983
Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan tiếp các tay súng Afghanistan tại Tòa Bạch Ốc năm 1983, và thủ lĩnh “mujahideen” Yunus Khalis đến Phòng Bầu Dục năm 1987.

Năm 1988
Afghanistan, Liên Xô, Hoa Kỳ và Pakistan ký hiệp ước hòa bình ở Geneva, Thụy Sĩ, và Liên Xô bắt đầu rút quân.

Ngày 15 Tháng Hai, 1989
Liên Xô hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan.

Một nhóm tay súng Taliban đi xe tăng chiếm được của nhóm 
Hezb-i-Islami gần Kabul, Afghanistan, ngày 18 Tháng Hai, 1995. 
(Hình: Saeed Khan/AFP via Getty Images)

1990 ĐẾN 2001: NỘI CHIẾN VÀ TALIBAN CAI TRỊ

1992
Sau khi Liên Xô rút quân và Liên Bang Xô Viết tan rã năm 1991, chính phủ thân Cộng Sản của ông Najibullah sụp đổ. Bị ngăn rời khỏi Afghanistan, ông tị nạn trong tòa nhà của Liên Hiệp Quốc ở Kabul hơn bốn năm. Các nhóm “mujahideen” tiến vào thủ đô và quay sang tấn công lẫn nhau. Người tị nạn bắt đầu ồ ạt chạy sang Pakistan và Iran.

Năm 1994
Taliban, gồm những sinh viên Afghanistan cực kỳ bảo thủ từ các nhóm “mujahideen” cũng như trường đạo ở Pakistan và Afghanistan, chiếm thành phố Kandahar ở miền Nam, hứa lập lại trật tự và bảo đảm an ninh tốt hơn. Taliban nhanh chóng áp đặt luật Hồi Giáo hà khắc lên vùng đất họ kiểm soát. 

Tháng Năm, 1996
Osama bin Laden, thủ lĩnh người Saudi Arabia của al-Qaida, đến Afghanistan sau khi bị trục xuất khỏi Sudan, và cuối cùng, nhập bọn với thủ lĩnh tối cao Taliban – Mullah Mohammad Omar. Trước đó, Bin Laden hỗ trợ lực lượng “mujahideen” của Afghanistan chiến đấu chống Liên Xô.

Ngày 26 Tháng Chín, 1996
Taliban chiếm thủ đô Kabul, bắt cựu Tổng Thống Najibullah trong tòa nhà Liên Hiệp Quốc, giết chết ông ta rồi treo xác trên cột đèn.

Năm 1997-1998
Sau khi kiểm soát hầu hết Afghanistan, Taliban bắt đầu cai trị hà khắc, cấm phụ nữ đi làm việc, ngăn trẻ em gái đi học, và thực hiện biện pháp trừng phạt tàn bạo như đánh đập, chặt đứt tay chân và xử tử trước công chúng. Chỉ ba quốc gia chính thức công nhận chế độ Taliban là Pakistan, Saudi Arabia và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. 

Tháng Chín, 2001
Sau khi al-Qaita tấn công khủng bố ở New York và Washington ngày 11 Tháng Chín, Hoa Kỳ yêu cầu Taliban giao nộp bin Laden, nhưng họ từ chối.

Lính Không Quân Hoa Kỳ đưa vũ khí vào vị trí trên mẫu hạm 
USS Enterprise ngày 7 Tháng Mười, 2001, để tấn công al-Qaida và Taliban. 
(Hình: U.S. Navy/Getty Images)

MỸ ĐƯA QUÂN VÀO AFGHANISTAN

Ngày 7 Tháng Mười, 2001
Liên quân do Mỹ dẫn đầu mở chiến dịch Operation Enduring Freedom, không kích Taliban và al-Qaida.

Tháng Mười Một – Tháng Mười Hai, 2001
Liên Minh Phương Bắc được Mỹ hậu thuẫn tiến vào Kabul ngày 13 Tháng Mười Một. Taliban chạy về phía Nam và chính quyền của họ bị lật đổ. 

Năm 2003
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld ra dấu hiệu kết thúc “hoạt động tác chiến chính” ở Afghanistan, tuyên bố: “Chúng ta rõ ràng chuyển từ hoạt động tác chiến chính đến giai đoạn ổn định và tái thiết.”

Tổng Thống Afghanistan Hamid Karzai đọc diễn văn đắc cử 
tổng thống tại Kabul, Afghanistan, ngày 4 Tháng Mười Một, 2004. 
(Hình: Paula Bronstein/Getty Images)

Năm 2004
Afghanistan tổ chức bầu cử tổng thống. Ông Hamid Karzai đắc cử.

TALIBAN LẠI TRỖI DẬY

Năm 2006
Taliban chiếm lãnh thổ phía Nam Afghanistan.

Năm 2009
Ông Karzai tái đắc cử tổng thống. Tổng Thống Mỹ Barack Obama ra lệnh tăng quân số đáng kể cho Afghanistan. Ông Obama tuyên bố đến năm 2011 Mỹ sẽ rút quân. 

Năm 2013
NATO giao lại nhiệm vụ kiểm soát an ninh cho quân đội Afghanistan. Chính quyền Tổng Thống Obama loan báo kế hoạch bắt đầu đàm phán hòa bình chính thức với Taliban.

Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo (trái)) gặp gỡ thủ lĩnh 
Mullah Abdul Ghani Baradar (giữa-phải) và các nhà đàm phán 
của Taliban ở Doha, Qatar, ngày 21 Tháng Mười Một, 2020. 
(Hình: Patrick Semansky/POOL/AFP via Getty Images)

Năm 2014
Sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi, ông Ashraf Ghani thay ông Karzai làm tổng thống Afghanistan. Cuối năm đó, lực lượng Mỹ và NATO chính thức ngưng sứ mệnh tác chiến.

Năm 2015
ISIS-K, nhánh địa phương ở Afghanistan của tổ chức khủng bố ISIS, thành lập.
Taliban và chính phủ Afghanistan gặp gỡ không chính thức ở Qatar và đồng ý tiếp tục đàm phán hòa bình. 

Năm 2017
Giao tranh tiếp diễn giữa quân đội Afghanistan với Taliban. Những vụ tấn công liên hệ với Taliban và ISIS làm rung chuyển đất nước.

Không Quân Hoa Kỳ đưa người di tản lên phi cơ ở phi trường Kabul, 
Afghanistan, ngày 24 Tháng Tám, 2021. 
(Hình: Master Sgt. Donald R. Allen/U.S. Air Forces Europe-Africa 
via Getty Images)

HOA KỲ RÚT QUÂN

Năm 2018
Tổng Thống Donald Trump bổ nhiệm ông Zalmay Khalilzad, cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Afghanistan, làm phái viên đặc biệt để đàm phán với Taliban.

Năm 2020
Hoa Kỳ và Taliban ký thỏa thuận hòa bình ở Doha, Qatar, vào ngày 29 Tháng Hai. Hai bên đồng ý về các điều khoản gồm Hoa Kỳ rút quân và Taliban ngưng tấn công người Mỹ.

Ngày 14 Tháng Tư, 2021
Tổng Thống Joe Biden tuyên bố rút quân hoàn toàn trước ngày 11 Tháng Chín. 

Tháng Năm, 2021
Taliban bắt đầu chiếm lãnh thổ ở miền Bắc Afghanistan.

Tháng Tám, 2021
Taliban chiếm nhiều tỉnh, thành quan trọng, hầu hết không cần nổ súng. Chỉ trong vài ngày, chỉ còn Kabul là thành phố lớn chưa rơi vào tay họ. Ngày 15 Tháng Tám, Tổng Thống Ghani chạy khỏi Afghanistan, chính phủ sụp đổ, và Kabul nằm dưới quyền kiểm soát của Taliban. Hỗn loạn xảy ra tại phi trường Kabul khi hàng ngàn người Afghanistan tuyệt vọng muốn di tản.

Ngày 26 Tháng Tám, vụ đánh bom tự sát tại phi trường này khiến 13 quân Mỹ và khoảng 170 người Afghanistan thiệt mạng. Nhóm ISIS-K xác nhận họ là thủ phạm.

Ngày 30 Tháng Tám, Hoa Kỳ tuyên bố hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan. (Th.Long)

Friday, August 27, 2021

Trung Tá Stuart Scheller Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đã hỏi các cấp chỉ huy việc phi trường Kabul bị đánh bom

MỤC ĐÍCH CỦA CUỘC ĐỜI TÔI LÀ LÀM CHO NƯỚC MỸ TRỞ THÀNH CÔNG CỤ NGOẠI GIAO HIỆU QUẢ NHẤT. .. NƯỚC MỸ CÓ NHIỀU VẤN ĐỀ.. NHƯNG ĐÓ LÀ QUÊ HƯƠNG CỦA TÔI.. ĐÓ LÀ NƠI BA THẰNG CON TRAI CỦA TÔI SẼ TRỞ THÀNH NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG…NƯỚC MỸ VẪN LÀ NGỌN ĐÈN SÁNG TRONG SƯƠNG MÙ HỔN LOẠN.. 
Trung Tá Stuart Scheller Thủy quân Lục chiến đã hỏi các tướng ở Afghanistan [HỌ ĐƯỢC MIỄN TRÁCH NHIỆM- KHÔNG CÓ TỘI ]
✍️Joel B. Pollak ngày 27 tháng 8 năm 2021
Trung tá Stuart Scheller của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tiết lộ vào chiều thứ Sáu rằng
< Ông đã bị MIỄN NHIỆM- CÁCH CHỨC vì Ông đăng một video chỉ trích các nhà lãnh đạo quân sự vì HỌ ĐÃ KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC RÚT QUÂN THẢM KHỐC TỪ AFGHANISTAN .>
Trong video, Scheller, một sĩ quan Thủy quân lục chiến 17 năm, nói rằng
< Ông ta biết mình đang mạo hiểm với sự nghiệp của mình khi nói ra sự thật- thế nhưng ông ta muốn giải thích lý do tại sao rất nhiều thành viên phục vụ lại thất vọng, sau cuộc tấn công khủng bố vào lực lượng Hoa Kỳ ở Kabul vào hôm thứ Năm.>
Ông Scheller nói:
<Lý do khiến mọi người rất khó chịu trên mạng xã hội lúc này KHÔNG PHẢI VÌ LÍNH THỦY QUÂN LỤC CHIẾN RA TRẬN CHIẾN ĐẤU TRÊN CHIẾN TRƯỜNG ĐỂ AI ĐÓ THẤT VỌNG. … Mọi người cảm thấy khó chịu vì các lãnh đạo cấp cao của họ làm họ thất vọng, và KHÔNG MỘT AI TRONG SỐ HỌ GIƠ TAY CHẤP NHẬN CHỊU TRÁCH NHIỆM hoặc nói, ‘Chúng tôi đã làm rối tung chuyện này.’ Nếu một chỉ huy tiểu đoàn O-5 có khiếu nại EO về khai hỏa một cách đơn giản nhất— boom bị sa thải”>
Đồng thời,Ông Scheller đã gọi đích danh
<Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley, và những người khác.>
VÌ NHỮNG LỜI TUYÊN BỐ ĐÓ, ĐÃ KHIẾN ÔNG ẤY PHẢI TRẢ GIÁ BẰNG CẢ SỰ NGHIỆP CỦA MÌNH
Vào chiều thứ sáu, ông Scheller đã đăng:
<Gởi đến tất cả bạn bè của tôi trên các mạng xã hội. Tôi đã được giải tỏa- bị cách chức vì sự thiếu tin tưởng và thiếu tự tin vào lúc 14:30 hôm nay.
Chuỗi mệnh lệnh của tôi đang thực hiện chính xác những gì tôi sẽ làm… nếu tôi ở trong vị trí của họ. Tôi đánh giá cao các cơ hội mà lệnh AITB (Advanced Infantry Training Battalion- Bộ binh đào tạo cao cấp) cung cấp. Gởi đến tất cả các hãng thông tấn yêu cầu phỏng vấn… Tôi sẽ không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào ngoài những gì trên nền tảng xã hội của tôi cho đến khi tôi rời khỏi Thủy quân lục chiến.
Nước Mỹ có nhiều vấn đề… nhưng đó là quê hương của tôi… đó là nơi ba con trai của tôi sẽ trở thành đàn ông. Nước Mỹ vẫn là ngọn đèn sáng trong sương mù hỗn loạn. Khi sự nghiệp Thủy quân lục chiến của tôi kết thúc, tôi mong chờ một khởi đầu mới. Mục đích của cuộc đời tôi là làm cho nước Mỹ trở thành công cụ ngoại giao hiệu quả nhất. Trong khi những ngày đánh sáp la cà mãnh liệt của tôi có thể sẽ kết thúc… tôi nhìn thấy một tia sáng mới ở phía chân trời.
Semper Always - Lúc nào cũng vậy>
🇺🇸 Video của Scheller đã lan truyền vào hôm thứ Sáu, với nhiều người bình luận bày tỏ sự ủng hộ đối với lời nói và lòng dũng cảm của ông ấy.
Ho Thanh Thai

I served in Afghanistan as a US Marine, twice. Here’s the truth in two sentences By Lucas Kunce Special to The Star

Lucas Kunce in Sangin, Afghanistan, with local security forces in 2014. Courtesy of the Lucas Kunce campaign

What we are seeing in Afghanistan right now shouldn’t shock you. It only seems that way because our institutions are steeped in systematic dishonesty. It doesn’t require a dissertation to explain what you’re seeing. Just two sentences.

One: For 20 years, politicians, elites and D.C. military leaders lied to us about Afghanistan.

Two: What happened last week was inevitable, and anyone saying differently is still lying to you.

I know because I was there. Twice. On special operations task forces. I learned Pashto as a U.S. Marine captain and spoke to everyone I could there: everyday people, elites, allies and yes, even the Taliban.

The truth is that the Afghan National Security Forces was a jobs program for Afghans, propped up by U.S. taxpayer dollars — a military jobs program populated by nonmilitary people or “paper” forces (that didn’t really exist) and a bevy of elites grabbing what they could when they could.

You probably didn’t know that. That’s the point.

And it wasn’t just in Afghanistan. They also lied about Iraq.

I led a team of Marines training Iraqi security forces to defend their country. When I arrived I received a “stoplight” chart on their supposed capabilities in dozens of missions and responsibilities. Green meant they were good. Yellow was needed improvement; red said they couldn’t do it at all.

I was delighted to see how far along they were on paper — until I actually began working with them. I attempted to adjust the charts to reflect reality and was quickly shut down. The ratings could not go down. That was the deal. It was the kind of lie that kept the war going.

So when people ask me if we made the right call getting out of Afghanistan in 2021, I answer truthfully: Absolutely not. The right call was getting out in 2002. 2003. Every year we didn’t get out was another year the Taliban used to refine their skills and tactics against us — the best fighting force in the world. After two decades, $2 trillion and nearly 2,500 American lives lost, 2021 was way too late to make the right call.

You’d think when it all came crumbling down around them, they’d accept the truth. Think again.

War-hungry hawks are suggesting our soldiers weren’t in harm’s way. Well, when I was there, two incredible Marines in my unit were killed.

Elitist hacks are even blaming the American people for what happened last week. The same American people that they spent years lying to about Afghanistan. Are you kidding me?

We deserve better. Instead of politicians spending $6.4 trillion to “nation build” in the Middle East, we should start nation building right here at home.

I can’t believe that would be a controversial proposal, but already in Washington, we see some of the same architects of these Middle Eastern disasters balking at the idea of investing a fraction of that amount to build up our own country.

The lies about Afghanistan matter not just because of the money spent or the lives lost, but because they are representative of a systematic dishonesty that is destroying our country from the inside out.

Remember when they told us the economy was back? Another lie.

Our state of Missouri was home to the worst economic recovery from the Great Recession in this part of the country. I see the boarded-up stores and the vacant lots — one of which used to be my family’s home. When our country’s elites were preaching about how they had solved the financial crisis and the housing market was booming, I watched the house I joined the Marine Corps out of sit on the market for two years. My dad finally got $43,000 for it. He owed $78,000.

The only way out is to level with the American people. I’ll start. With the two-sentence truth about what we are seeing in Afghanistan right now:

For 20 years, politicians, elites and D.C. military leaders lied to us about Afghanistan.

What happened last week was inevitable, and anyone saying differently is still lying to you.

Cole County native Lucas Kunce is a Marine veteran and antitrust advocate. He is a Democratic candidate for U.S. Senate.


Read more here: https://www.kansascity.com/opinion/readers-opinion/guest-commentary/article253641358.html?fbclid=IwAR1XFb-Ul070t1b9mpnlTyfpvdqgYllTqDa81zXCAZLiKImlyX7MXaQbIOk#storylink=cpy

Marine commander relieved over his viral video calling out military leaders for Afghanistan withdrawal

On Thursday, a Marine infantry officer and battalion commander took to social media to air his frustrations with senior military leadership over their handling of the U.S. military’s withdrawal from Afghanistan and what he says is a lack of accountability for mistakes made by those charged with managing the final stages of America’s longest war.

“I’m not saying we’ve got to be in Afghanistan forever, but I am saying: Did any of you throw your rank on the table and say ‘hey, it’s a bad idea to evacuate Bagram Airfield, a strategic airbase, before we evacuate everyone,’” asked Marine Lt. Col. Stuart Scheller in a recent video shared to Facebook and LinkedIn.

“Did anyone do that? And when you didn’t think to do that, did anyone raise their hand and say ‘we completely messed this up.’”

The video was posted online Thursday evening by Scheller, who identified himself as the Battalion Commander for Advanced Infantry Training Battalion. On Friday afternoon, Scheller shared another post to Facebook announcing that he had been relieved of command.

“My chain of command is doing exactly what I would do… if I were in their shoes,” he wrote. “I appreciate the opportunities AITB command provided. To all the news agencies asking for interviews… I will not be making any statements other than what’s on my social platforms until I exit the Marine Corps. America has many issues… but it’s my home… it’s where my three sons will become men. America is still the light shining in a fog of chaos. When my Marine Corps career comes to an end, I look forward to a new beginning. My life’s purpose is to make America the most lethal and effective foreign diplomacy instrument. While my days of hand to hand violence may be ending…I see a new light on the horizon.”

The Marine Corps announced that Scheller was relieved “due to a loss of trust and confidence in his ability to command,” according to Maj. Jim Stenger, a spokesman for Headquarters Marine Corps.

“This is obviously an emotional time for a lot of Marines, and we encourage anyone struggling right now to seek counseling or talk to a fellow Marine,” Stenger said. “There is a forum in which Marine leaders can address their disagreements with the chain of command, but it’s not social media.”

According to his official bio, Scheller is stationed at School of Infantry East at Camp Lejeune, North Carolina and took over the post as the AITB commander in June 2021.

The infantry officer began the video message by addressing the terrorist attack at the Hamid Karzai International Airport in Kabul, Afghanistan by Islamic State militants on Thursday, which claimed the lives of 13 U.S. service members. On Friday, the Marine Corps issued a statement confirming that 11 of those killed in the attack were Marines.

“I’ve been in the Marine infantry for 17 years. I started my tour with Victor 1-8, that’s the current unit that’s doing perimeter security, dealing with the mess that’s going on there,” Scheller said. “You can see open-source reporting that there was an explosion and some people were killed. I know through my inside channels that one of the people that was killed was someone that I have a personal relationship with. I won’t go into more detail because the families are still being notified.”

“I’m not making this video because it’s potentially an emotional time,” continued Scheller, a veteran of the wars in Iraq and Afghanistan who’s held billets as a commander from the platoon, to company, and battalion level. “I’m making it because I have a growing discontent and contempt for my perceived ineptitude at the foreign policy level and I want to specifically ask some questions to some of my senior leaders.”

From there, Scheller reads and reacts to a portion of a recent message from Gen. David H. Berger, the commandant of the Marine Corps, regarding the Taliban takeover of much of the country ahead of a full U.S. military withdrawal: 

“And sir, you wrote ‘Some of you may be struggling with the simple question ‘was it all worth it? We want you to know that your service is meaningful, powerful and important. You fought for the Marine to your left and the Marine to your right. You never let them down.’

Then you go on to say that if we’re struggling, we should seek counseling. Which, you know, I get it. People have killed people. I’ve killed people, and I seek counseling, and that’s fine. There’s a time and place for that.

The reason people are so upset on social media right now is not because the Marine on the battlefield let someone down. That service member always rose to the occasion and has done extraordinary things. People are upset because their senior leaders let them down and none of them are raising their hands and accepting accountability or saying ‘we messed this up.’ 

If an O-5 battalion commander has the simplest live fire incident, EO complaint. Boom. Fired. 

But we have a secretary of defense that testified to Congress in May that the Afghan National Security Forces could withstand the Taliban advance. We have Chairmen of the Joint Chiefs — who the commandant is a member of that — who’s supposed to advise on military policy. We have a Marine combatant commander. All of these people are supposed to advise.

And I’m not saying we’ve got to be in Afghanistan forever, but I am saying: Did any of you throw your rank on the table and say ‘hey, it’s a bad idea to evacuate Bagram Airfield, a strategic airbase, before we evacuate everyone.’ Did anyone do that? And when you didn’t think to do that, did anyone raise their hand and say ‘we completely messed this up?’”

Scheller’s comments generated an immediate reaction online. Since posting the video it has been shared more than 10,000 times on Facebook and received more than 1,000 comments as of Friday morning. 

While some comments on social media criticized the officer for calling out his senior leaders while in uniform, many others praised Scheller for putting his career on the line to do so.

And let’s not make any bones about it: calling out the commandant of the Marine Corps, the secretary of defense, and other top-ranking officers while in uniform is a big professional risk for any Marine, particularly those who have more to lose, like Scheller.

But it’s something that he acknowledges from the get-go and, to be frank, his candor about how his words may impact his career make the message all the more impactful.

“And I will say that as a person who’s not at 20 years, I feel like I have a lot to lose,” he said. “If you play chess you can only see two-to-three moves out because there’s too many variables. I thought through ‘if I post this video, what might happen to me?’ especially if the video picks up traction, if I have the courage to post it. But I think what you believe in, can only be defined by what you’re willing to risk. So if I’m willing to risk my current battalion commander seat, my retirement, my family’s stability to say some of the things I want to say. I think it gives me some moral high ground to demand the same honesty, integrity, accountability from my senior leaders.”

The video ends with Scheller imploring leaders to take his words seriously.

“But what I’ll say is, from my position, potentially all those people did die in vain if we don’t have senior leaders that own up and raise their hand and say ‘we did not do this well in the end,’” he said. “Without that we just keep repeating the same mistakes.” 

“I want to say this very strongly: I have been fighting for 17 years. I am willing to throw it all away to say to my senior leaders ‘I demand accountability.’”

Những hình ảnh khó tin cách đây hơn nửa thế kỷ về một Afghanistan tươi đẹp và hiện đại

VOV.VN - Trước khi chìm trong bóng tối của chiến tranh và bạo lực, Afghanistan từng là một quốc gia phát triển mạnh mẽ về văn hóa, giáo dục, thời trang và cơ sở hạ tầng. Đó từng là nơi mà phụ nữ được đi học, được làm việc và được ăn mặc theo sở thích của mình.
 
Hình ảnh những người phụ nữ Afghanistan năm 1940.
 
 Cuộc sống ở Kabul vào những năm 1950 - 1970.
 
 
Năm 2016, trong số 23 triệu dân số ở Afghanistan, chỉ có 5% phụ nữ có thể đọc và viết. Nhưng Afghanistan không phải lúc nào cũng như vậy. Năm 1940, Afghanistan từng là mảnh đất có nền văn hóa rực rỡ và cơ hội dành cho tất cả mọi người.
 
Nơi đây có những công trình kiến trúc hiện đại. Khoa học và giáo dục phát triển mạnh, phụ nữ mặc váy, lái ô tô, được nghe nhạc và học đại học.
 
 
Những hình ảnh về Afghanistan cách đây hàng chục năm cho thấy Afghanistan từng phát triển như thế nào trước khi chìm vào bóng tối, bạo lực và chiến tranh như hiện nay.
 
 Cách đây hơn nửa thế kỷ, phụ nữ ở Afghanistan có thể theo đuổi nghề y. Phụ nữ và đàn ông có thể tới rạp chiếu phim cùng nhau hay gặp nhau ở trường đại học.
Chính phủ Afghanistan vào thời điểm đó cũng thúc đẩy nhiều dự án lớn nhằm cải thiện các cơ sở hạ tầng quốc gia. Chẳng hạn, ngành cầu đường và xây dựng các nhà máy điện lớn đã phát triển mạnh. Mọi người đều tin rằng giáo dục sẽ đưa một đứa trẻ tới một tương lai tươi sáng.
 
 
Một cửa hàng băng đĩa ở Kabul năm 1960.
 
 
Một dàn hợp xướng ở Afghanistan.
 
 Sân bay Kandahar hiện đại được xây dựng vào năm 1960.
 
 Các tiếp viên hàng không của Afghanistan.
 
 Kabul xinh đẹp và yên bình.
 
 Thành phố Kabul hiện đại của năm 1960.
 
 
Đường phố Kabul cách đây hơn nửa thế kỷ.
 
 Các du khách nước ngoài tại một điểm cắm trại ở Vườn Quốc gia Band-e-Amir.
 
 
Một con đường ở Afghanistan.
 
 Các bà mẹ và những đứa trẻ ở một sân chơi dành cho trẻ em tại Afghanistan
 
 Sinh viên Đại học Kabul năm 1960.
 
 
Các cô gái đến trường học.
 
 Những người phụ nữ Afghanistan xuống đường biểu tình năm 1980.
 
Một lớp học dành cho phụ nữ năm 1980.
 
 
Một lớp học ở Kabul năm 1960.
 
 Một người phụ nữ Afghanistan đang làm việc.
 
 
Khoa Sinh học, Đại học Kabul ở Afghanistan.
 
Nhà thiết kế Safia Tarzi tại một studio của ông ở Kabul năm 1969. Thời trang của Afghanistan từng có ảnh hưởng với thế giới vào cuối những năm 1960.
 
 
Những người phụ nữ Afghanistan cách đây hơn nửa thế kỷ.
 
 
Năm 1969, tạp chí thời trang Vogue đã xuất bản một bài báo mang tên "Cuộc phiêu lưu ở Afghanistan" nói về những buổi trình diễn thời trang ở Kabul và sự thanh lịch của thành phố này.
 
 Còn đây là hình ảnh quen thuộc về phụ nữ Afghanistan mà chúng ta thấy ngày nay./.

HOA KỲ TIẾP TỤC DI TẢN SAU VỤ ĐÁNH BOM Ivana Kottasova, Barbara Starr, Kylie Atwood, Nick Paton Walsh, Sam Kiley, Zachary Cohen, Amy Woodyatt, Jennifer Hansler, và Nectar Gan, CNN

Một vị Trung Tướng về hưu: Đó là một điều mất sĩ diện cho cả Hoa Kỳ lẫn Taliban.

Phóng viên báo chí: Taliban trở về là một chiến thắng lớn cho Nga Sô.

(CNN) Hoa Kỳ nguyền sẽ tiếp tục di tản công dân Hoa Kỳ và người bạn đồng minh Afghanistan, trong khi quân đội Hoa Kỳ chuẩn bị đối phó với sự đe dọa khủng bố, sau hai qủa bom nổ trong khu vực phi trường Kabul.

Rất ít người ra phi trường hôm thứ Sáu (sau vụ đánh bom ngày hôm trước), và họ không được phép đi vào phi trường bằng cổng chính, theo lời một phóng viên làm việc cho hệ thống truyền hình CNN. Gần 500 bộ (150m) trước khi đến cổng chính, con đường đi vào phi trường đã bị ngăn cản với xe cộ của nhóm Hồi giáo qúa khích Taliban.

Ít nhất 90 thường dân Afghanistan thiệt mạng, 140 người khác bị thương, sau vụ đánh bom hôm thứ Năm, theo lời một viên chức bộ Y Tế Afghanistan.

“Tôi có cảm tưởng như ai đó đang lôi kéo mặt đất ngay dưới chân tôi, và ngay tức khắc một tiếng nổ rất lớn làm hai tai tôi bị ù đi, mất đi thính giác.”. Một người đàn ông đứng xếp hàng gần cổng Abbey để hy vọng lên được một trong những chuyến bay ra khỏi Afghanistan, trong những ngày cuối cùng của cuộc di tản.

“Tôi nhìn thấy thân thể con người, chân tay bay trên trời như cơn gió lốc cuốn mấy bao plastic, bao giấy tung lên trời… Tôi trông thấy xác chết, bộ phận cơ thể, những người gìa nua, những người bị thương, đàn ông, đàn bà, và trẻ em nằm rải rác xung quanh khu vực nổ bom.” Theo lời một người Afghanistan làm việc cho Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế kể lại cho phóng viên thông tấn xã Reuters (Hoa Kỳ).

Photos: Deadly blasts outside Kabul airport

An injured person arrives at a hospital after suicide bomb attacks caused casualties outside the international airport in Kabul, Afghanistan, on Thursday, August 26.

Theo Ngũ Giác Đài (bộ Quốc Phòng / bộ TTM Quân Đội Hoa Kỳ), phía người Hoa Kỳ có 13 binh sĩ (đa số TQLC) thiệt mạng và 18 người khác bị thương trong hai vụ nổ bom bên ngoài phi trường Kabul và một khách sạn gần đó.

Trong số 13 người chết có 10 quân nhân thuộc quân chủng TQLC, và mấy binh sĩ TQLC khác bị thương. Phát ngôn viên TQLC, Thiếu Tá Jim Stenger nói thêm, đơn vị TQLC chưa được cho biết, phải chờ cho đến khi thân nhân của họ được thông báo.

Tổng Thống Hoa Kỳ, Biden dự định sẽ liên lạc với thân nhân của các binh sĩ tử nạn trong vụ đặt bom hôm thứ Năm vừa qua. Theo lời một phát ngôn viên tòa Bạch Ốc, việc đầu tiên phải thông báo cho người thân của họ. (những người của giờ thứ 25…).

Vụ đánh bom xẩy ra khi Hoa Kỳ và các mấy quốc gia đồng minh Tây phương đang lo việc di tản công dân của họ và người bạn (làm việc với quân đồng minh Tây phương) Afghanistan trước thời hạn ngày 31 tháng Tám, sau khi nhóm Taliban đã trở lại chiếm chính quyền.

Relatives load in a car the coffin of a victim of the August 26 twin suicide bombs, at a hospital in Kabul on August 27, 2021.

Hàng ngàn người Afghanistan đã đến phi trường để hy vọng được di tản. Các đoạn video đưa lên mạng xã hội hôm thứ Năm sau khi bom nổ, cho thấy khung cảnh hãi hùng, hỗn loạn, và những người can đảm đang cố gắng cứu giúp những người bị thương, và những xác chết nằm rải rác đó đây trên mặt đất. Nhiều hình ảnh đưa người bị thương ra khỏi khu vực bom nổ, ngay cả trên xe cut-kít…

Nhóm Quốc Gia Hồi Giáo (ISIS-K) ở Khorasan lên tiếng nhìn nhận vụ đánh bom do nhóm của họ thực hiện, nhưng không cung cấp thêm chi tiết hoặc bằng chứng do bàn tay của họ.

Nói chuyện với đồng bào toàn quốc trên hệ thống truyền hình Hoa Kỳ, từ tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Hoa Kỳ Biden nói, những nỗ lực di tản (công dân Hoa Kỳ và thường dân Afghanistan) vẫn phải tiếp tục, không thể ngừng lại vì chuyện đánh bom, khủng bố, và ông ta đã ra lệnh cho các cấp chỉ huy quân đội Hoa Kỳ thảo các kế hoạch trả đũa (có thể xử dụng Không Quân, quân Biệt Kích, …) các căn cứ, kho tiếp liệu, lương thực của nhóm ISIS-K, và cấp chỉ huy của họ.

“Chúng ta sẽ không tha thứ. Chúng ta sẽ không quên. Chúng ta sẽ săn đuổi kẻ thù (gây nên vụ đánh bom), và chúng sẽ phải trả giá” Theo lời Tổng Thống Hoa Kỳ Biden.

Khoảng 8.500 người được phi cơ quân sự Hoa Kỳ di tản, và khoảng 4.000 người khác được phi cơ các quốc gia đồng minh đưa đi, trong khoảng thời gian từ 3:00 giờ chiều thứ Năm đến 3:00 sáng thứ Sáu. Không rõ, trong số 12.500 người được di tản bao nhiều người được đưa đi sau vụ nổ bom.

Tổng cộng từ khi bắt đầu di tản ngày 14 tháng Tám, Hoa Kỳ và đồng minh đã di tản được 105.000 người. Nếu tính từ cuối tháng Bẩy con số lên đến 110.600 người, theo phát ngôn viên tòa Bạch Ốc.

Tướng Kenneth “Frank” McKenzie, tư lệnh bộ tư lệnh Trung Ương (Central Command, CENTCOM) nói rằng, quân đội Hoa Kỳ vẫn tiếp tục nhiệm vụ di tản với “tốc độ nhanh chóng nhất”, điều đáng nói là vẫn còn khoảng 1.000 công dân Hoa Kỳ ở Afghanistan.

Tướng McKenzie nói thêm, hiên tại phải tập trung vào vấn đề “Những đe dọa nặng nề (khủng bố) vào trong phi trường.”. Ông ta cho rằng sự đe dọa khủng bố của nhóm ISIS-K “rất rõ ràng” có thể bắn hỏa tiễn (rocket) vào trong phi trường, lái “xe bom” lao vào đám đông, hoặc đi bộ “đánh bom tự sát” như đã xẩy ra hôm thứ Năm vừa qua.

Cũng theo vị Tướng tư lệnh bộ tư lệnh Trung Ương, quân đội Hoa Kỳ xử dụng trực trang võ trang tấn công, các phi cơ do phi công lái hoặc không người lái, bao vùng, bảo vệ phi trường ở Kabul, phối hợp với Taliban để lấy tin tức an ninh tình báo. “Chúng ta không cho họ biết tất cả, chỉ cho họ đủ tin tức để phản ứng kịp thời, ngăn ngừa các vụ tấn công khủng bố.”

Viên chức Hoa Kỳ đã được cảnh báo từ tuần trước về các nguy cơ khủng bố tấn công trong khu vực phi trường, đã trở nên chính xác. Sáng sớm hôm thứ Năm, các viên chức ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Kabul đã cảnh báo công dân Hoa Kỳ “ngay tức khắc” tránh xa các cổng ra vào trong phi trường vì lý do an ninh.

Trước nguy cơ đánh bom tự sát của nhóm ISIS-K, Hoa Kỳ đã thiết lập những con đường dự trù (khi cần) để đi vào phi trường Kabul, lúc bắt đầu chiến dịch di tản.

Một trong hai vụ nổ bom hôm thứ Năm vừa qua xẩy ra ngay cổng Abbey, lối đi chính ra vào bên trong phi trường. Nhiêm vụ giữ an ninh tại cổng này do Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đảm trách. Khu vực xung quanh cổng Abbey dành cho người tỵ nạn Afghanistan chờ đợi, sau khi họ đã đi qua nút chặn, khám xét của Taliban ở bên ngoài phi trường, trước khi được vào bên trong chờ thủ tục lên phi cơ.

Vụ nổ thứ hai xẩy ra gần khách sạn Baron Hotel, gần cổng Abbry, theo lời phát ngôn viên bộ Quốc Phòng John Kirby.

Khách sạn Baron được binh sĩ quân đội Anh cùng các quốc gia đồng minh (Tây phương) xử dụng làm trung tâm dịch vụ di tản, trước khi đưa họ đến cổng Abbey. Điều không rõ, quân đội quốc tế có còn trong khu vực trước khi bom nổ.

Nói chuyện với Anderson Cooper hệ thống truyền hình CNN, nhà báo Matthieu Aikins nói rằng, ông ta nghe tiếng “la hét, còi hụ báo động”  từ hướng phi trường, sau khi bom nổ chưa đến một tiếng đồng hồ.

“Ngay lúc đó, chúng tôi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, và họ đang đưa người bị thương đến bệnh viện. Rất nhiều người, nhiều xác chết. Đó là một cảnh tượng kinh hoàng… theo lời Aikins.

Fort Hays State University

Department of Computer Science

Dallas, Texas Aug. 26, 2021

vđh

Thursday, August 26, 2021

TALIBAN VÃN CHƯA HOÀN TOÀN LÀM CHỦ VẪN CÒN MỘT TỈNH NGUYỀN SẼ CHỐNG LẠI Kara Fox, Tim Lister và Nilly Kohzad, CNN

A general view of Panjshir valley as seen from Ahmad Shah Massoud's grave, on the 10th anniversary of Massoud's assassination, in Saricha, on September 9, 2011.

 (CNN) Trong khi nhóm Hồi giáo qúa khích Taliban siết chặt gọng kìm trên quốc gia Afghanistan, vẫn có một khu vực hẻo lánh vẫn chống lại nhóm người Hồi giáo võ trang Taliban từ nhiều thập niên qua. Bây giờ vùng này trở nên khu vực ly khai cuối cùng đang bị đe dọa. Taliban (nhóm Hồi giáo Suni) đang đưa thêm quân vào xung quanh tỉnh Panjshir, tỉnh duy nhất còn lại vẫn chưa nằm trong sự kiểm soát của Taliban. Hôm thứ Hai vừa qua, Taliban nói rằng, họ đã lấy được ba quân trong khu vực thung lũng Panjshir.

 

THUNG LŨNG PANJSHIR NẰM Ở ĐÂU?

Thung lung Panjshir nằm nơi hướng bắc, cách thủ đô Kabul khoảng 93 dặm (150 cây số), là trung tâm cho chiến tranh du kích ở Afghanistan. Thung lũng này đã nổi tiếng từ lâu chống ngoại xâm: quân đội Đế Quốc Anh không thể xâm nhập vào khu vực, đánh chiếm Afghanistan trong thế kỷ thứ 19. Trong thập niên 1980, các chiến sĩ ly khai dưới sự chỉ huy của Ahmad Shah Massoud đã chống lại, giữ vững không cho quân đội Nga Sô xâm nhập vào, mặc dầu họ đã chiếm thủ đô Kabul và gần hết nước Afghanistan.

Điạ hình, điạ vật trong thung lũng Panjshir đã góp phần cho sự phòng thủ thêm kiên cố chắc chắn. Nằm trong rặng núi Hindu Kush, chỉ giao thông được qua những thung lũng, khe núi hẹp rất khó di chuyển. Quân du kích điạ phương được lợi thế điạ hình, tỏ ra rất hữu hiệu chống trả, đẩy lùi quân xâm lăng.

Trước khi Taliban lấy được chính quyền Afghanistan, các lãnh tụ trong tỉnh Panjshir đã kêu gọi chính quyền Afghanistan trong thủ đô Kabul, công nhận quyền tự trị của họ. Đa số dân cư trong tỉnh Panjshir thuộc sắc dân thiểu số Tajik (đạo Hồi Shiite), trong khi Taliban thuộc nhóm đa số Pashtun (đạo Hồi Suni).

A destroyed Soviet-era tank lies in the Panjshir River in 2016 in Bazarak, Afghanistan.

 AI LÀ LIÊN MINH PHƯƠNG BẮC?

Sau khi quân đội Nga Sô rút ra khỏi Afghanistan năm 1989, nhiều nhóm “Mujahedeen” (Lãnh Chúa Hồi giáo) chia ra nhiều nhóm, đánh lẫn nhau tranh dành quyền kiểm soát đất đai. Trước tình thế hỗn loạn, Massoud thành lập Liên Minh Phương Bắc (Northern Alliance) một sự kết hợp giữa hai lực lượng (nhóm) Uzbek và Tajik. Lực lượng dưới quyền Massoud chiếm được (cai trị) Kabul một thời gian, nhưng bị kết tội bạo hành nhân quyền.

Gần hết đất nước Afghanistan rơi vào tay Taliban (nhóm Hồi giáo qúa khích) năm 1996, nhưng Liên Minh Phương Bắc dưới sự lãnh đạo của Massoud vẫn giữa được khu vực thung lũng Panjshir khỏi bàn tay tàn bạo, khát máu Taliban (5 năm từ 1996 đến 2001).

Được mang danh hiệu “Sư tử của Panjshir”, Massoud chỉ huy các trận đánh với Taliban cho đến khi bị ám sát bởi nhóm khủng bố Al Qaeda (Bin Laden), hai ngày trước khi xẩy ra vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín (9/11). Chuyên viên phân tích vấn đề An Ninh Quốc Gia hệ thống truyền hình CNN, Peter Bergen cho rằng chuyện ám sát Massoud này là “một bức màn che mắt cho vụ khủng bố 9/11 xẩy ra ở New York và thủ đô Wshington DC”

Liên Minh Phương Bắc hiện giờ đặt dưới sự chỉ huy của con trai Massoud, Ahmad Massoud, ông ta vẫn nguyền sẽ tiếp tục chiến đấu chống Taliban, kể từ khi Taliban chiếm chính quyền cai trị Afghanistan.

 Ahmad Shah Massoud, (center) Defense Minister of Afghanistan and leader of the Northern Alliance is seen in this undated photo in Anaba, Panjshir Province, Afghanistan.

 Trong báo Washington Post phát hành từ tuần trước, Massoud (người con trai) 32 tuổi, kêu gọi các quốc gia Tây phương trợ giúp sự chiến đấu của họ, nói rằng nhiều cựu quân nhân trong quân đội Afghanistan gia nhập, có người từ binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt Afghanistan (LLĐB Hoa Kỳ tổ chức, huấn luyện).

“Chúng tôi đã kiên nhẫn lưu trữ súng đạn, kể từ lúc thân phụ tôi còn sống, bởi lẽ chúng tôi đã đoán trước sẽ có ngày này (phải chiến đấu với Taliban)” Ông ta viết thêm “Nếu các Lãnh Chúa Taliban mở trận tấn công, họ sẽ phải đương đầu với sự chiến đấu dũng mãnh của chúng tôi”

Cựu Phó Tổng Thống Amrullah Saleh, người được sinh ra trong tỉnh Panjshir, huấn luyện cũng ở đó trước khi nắm quyền điều hành cơ quan tình báo của Afghanistan, đã bỏ chạy vào Panjshir, khi thủ đô Kabul rơi vào tay Taliban.

Ván cờ, đường đi nước bước đã thay đổi nhanh chóng. Khu vực núi non nơi hướng bắc thủ đô Kabul đã bị các lực lượng Taliban xâm nhập trấn đóng, cắt đường tiếp vận vào khu vực.

Afghan security forces stand with their weapons and Humvee vehicles at Parakh area in Bazarak, Panjshir province on August 19, 2021.

Wazir Akbar Mohmand, một cựu Thiếu Tá quân đội Afghanistan đã gia nhập nhóm ly khai Panjshir (Liên Minh Phương Bắc) lên tiếng trên mạng xã hội Twitter “Xạ thủ bắn tỉa, vị trí pháo binh đã chuẩn bị, và 20 ngàn quân đã sẵn sàng chiến đấu”

Hôm thứ Bẩy, nhà báo Pháp Bernard Henri Levy, người ủng hộ Liên Minh Phương Bắc từ lâu viết trên mạng xã hội Twitter “Tôi vừa nói chuyện với Ahmad Massoud bằng điện thoại, anh ta nói với tôi rằng “Tôi là con trai của Ahmad Shah Massoud, danh từ đầu hàng không có trong quyển tự điển của tôi.”

 PANJSHIR SẼ RƠI VÀO TAY TALIBAN?

Hôm thứ Hai, Taliban nói rằng đã lấy được ba khu vực trong thung lũng Panjshir, ra khỏi sự kiểm soát của Liên Minh Phương Bắc. Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid viết trên mạng xã hội Twitter “Các quận Banu, Bel Hisar, và De Salah đã được hoàn toàn quét dọn sạch sẽ khỏi lũ Qủy Sứ.”

Vào cuối tuần, Taliban đưa thêm quân tăng cường vào trong khu vực, kêu gọi lãnh tụ Liên Minh Phương Bắc đầu hàng.

“Quân của các Lãnh Chúa khu vực: Badakhshan, Takhar, và Baghlan đã vào đến cổng Panjshir” phát ngôn viên Taliban Zabihullah cho biết.

Ông ta (Zabihullah) không chấp nhận (tin) Saleh (cựu Phó Tổng Thống Afghanistan) cho rằng, ngọn đèo Salang pass đã bị “khóa” (chận đứng), nói rằng ngọn đèo vẫn mở rộng  và “quân địch (Liên Minh Phương Bắc) đang bị bao vây”

Phát ngôn viên Taliban cũng nói “Vương Quốc Hồi Giáo (Taliban) tìm cách giải quyết vấn đề này (Panjshir) một cách ôn hòa.”

Một phát ngôn viên Taliban khác, Suhail Shaheen nói “Chinh phục Panjshir bằng sức mạnh là sự lựa chọn cuối cùng, không nằm trong chính sách của chúng tôi (Taliban). Chúng tôi se cố gắng phải làm điều đó.”

Trong lần trả lời thông tín viên Reuters (Hoa Kỳ), Massoud nói ông ta mở cửa để đàm phán nếu Taliban hứa cho một khu vực tự trị, nhưng các chiến sĩ của ông ta đã sẵn sàng chiến đấu, nếu Taliban muốn chinh phục khu vực thung lũng.

Massoud nói “Họ (chiến sĩ ly khai) muốn phòng thủ, họ muốn chiến đấu, họ muốn chống lại chế độ độc tài khát máu.”

Các vị trưởng thượng ở Panjshir đã đến Kabul mấy ngày vừa qua để tìm cách giải quyết những mâu thuẫn, nhưng các cố gắng của họ không thành công.

Hôm Chủ Nhật, một phát ngôn viên của Massoud, Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến (NRF) nói rằng, họ tin tưởng một chính quyền mở rộng (không tập trung) là “giải pháp duy nhất”.

“Chúng tôi muốn hòa bình, nhưng hòa bình không có nghĩa là đầu hàng các đòi hỏi của kẻ thù và chỉ một lực lượng duy nhất chế ngự tất cả đường lối chính trị quốc gia. Điều kiện của chúng tôi để có một nền hòa bình vĩnh cửu trên quốc gia Afghanistan là phân tán quyền lực, tài nguyên, dân chủ, chính trị và đa văn hóa (nhiều sắc dân), Hồi giáo dung hòa, bình quyền, và tự do cho mọi công dân” Phát ngôn viên NRF (Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến) nói với CNN.

Nazary nói thêm, NRF tin rằng “Sự đe dọa khủng bố trên thế giới gia tang và họ sẽ chọn Hoa Kỳ” Ông ta kêu gọi phương Tây giúp đỡ “Hợp tác với NRF, để tránh một vụ 9/11 khác”.

Theo tài liệu: 

 https://www.cnn.com/2021/08/23/asia/panjshir-valley-afghanistan-northern-alliance-explainer-intl/?hpt=ob_blogfooterold              08/26/21 08:21AM