Wednesday, March 8, 2023

Hỏi chuyện một nguời Việt đang sống tại Kyiv, Ukraine (phóng sự Nhật Hiên trong Diễn Đàn Thế Kỷ)

 Anh Nguyễn Xuân Quang đến Kyiv, thủ đô Ukraine để học đại học từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước. Khi đó Ukraine còn là một nước Cộng hòa trong Liên Bang Xô Viết. Lúc đầu anh Quang cũng chỉ nghĩ là ở lại đây một thời gian rồi về nước hoặc tùy tình hình thì tính tiếp. Nhưng dần dần, anh cảm thấy đây là nơi mình có thể gắn bó cuộc đời và quyết định định cư lâu dài. Anh đã sống ở Ukraine suốt hơn 30 năm nay. Anh cho biết: “Ukraine là một đất nước xinh đẹp, người dân hiền hòa, mến khách, cuộc sống dễ chịu. Khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập. Và cũng như những nước cộng hòa khác của Liên Xô, Ukraine lâm vào khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi. Nhưng cuộc sống dần dần đi vào ổn định, có những cải cách xã hội hướng tới tiêu chí phát triển như Ba Lan và các nước Châu Âu. Tuy vậy những cải cách này chậm và luôn bị phá hoại bởi những đảng phái thân Nga hoặc âm thầm nhận tài trợ của Nga, lôi kéo Ukraine về quỹ đạo của Nga”. 

Trước chiến tranh toàn Ukraine có khoảng 10,000 người Việt Nam, chủ yếu tập trung  các thành phố lớn là Kharkov, Kiev và Odessa. Ngày 24.2.2022 Putin ra lệnh đưa quân tấn công Ukraine, cuộc chiến bùng nổ. Cho đến tận giờ phút này, anh Quang cùng với số người Việt còn lại, khoảng chừng 500-600 người, trong đó Kyiv khoảng gần 100 người, vẫn quyết định bám trụ tại Ukraine mặc cho chiến tranh diễn ra dữ dội từng ngày.

Dưới đây là cuộc trò chuyện của anh với Diễn Đàn Thế Kỷ.

*******

+ Thưa anh, trước khi cuộc chiến nổ ra thì cuộc sống của anh như thế nào? Và trong năm qua anh và gia đình làm thế nào để tồn tại về kinh tế?

-Trước ngày 24.02.2022 nói chung cuộc sống của người dân Ukraine cũng không có gì gọi là khó khăn. Tôi có công ty làm xuất nhập khẩu hàng thực phẩm, hàng nông nghiệp. Công việc như bà con Việt Nam ở đây hay nói là: túc tắc. Cuộc sống ổn định.

Khi chiến tranh xảy ra mọi thứ bị đảo lộn. Ngay từ ngày đầu tiên một số nhân viên đã xung phong vào các đội dân quân phòng vệ và sau đó họ đăng ký vào quân đội Ukraine. Công việc trở nên khó khăn hơn. Hàng hóa nhập vào Ukraine không thể qua cảng Odessa được nữa. Nhưng tôi cùng các đồng nghiệp vẫn cố gắng tìm những con đường khác để tiếp tục công việc. Đối với người dân thường Ukraine như tôi thì làm việc, trả lương cho nhân viên, trả thuế cho nhà nước trong thời gian hiện nay cũng là góp phần vào việc chiến đấu bảo vệ đất nước và giảm đi gánh nặng cho xã hội. Dù sao mình cũng tự lo được cho mình, không phải nhờ tựa nhà nước.

+ Anh có thể kể lại những suy nghĩ, cảm xúc của anh khi chiến tranh nổ ra? Trước đó anh và gia đình anh có nghĩ là Nga sẽ tấn công Ukraine không hay là anh cũng bị bất ngờ như rất nhiều người Ukraine khác và nhiều người trên thế giới?

– Khi nga xâm lược toàn diện Ukraine vào sáng 24.02.2022, tôi không nghĩ đó là sự thực! Một cảm xúc khó có thể tả bằng lời được. Tiếng nổ trên TV, tiếng nổ ở ngoài phố, tiếng vợ hỏi phải làm gì bây giờ, tiếng lũ trẻ trách đã bảo là chạy đi Lviv từ mấy hôm trước thì không đi… Có thể nói là ong ong hết cả lên. Đây là điều bất ngờ, vì trước đó tôi phỏng đoán Nga sẽ đánh Ukraine nhưng chỉ giới hạn ở vùng miền Đông, chiếm giữ toàn bộ lãnh thổ của hai tỉnh Donetsk và Luhansk. Ukraine chắc sẽ không giữ nổi hai vùng lãnh thổ đó. Các hướng khác quân Nga sẽ thể hiện oai phong sẵn sàng tham chiến, ép Ukraine phải công nhận độc lập của “hai nước cộng hòa non trẻ” và công nhận mất bán đảo Crưm (Crimea). Sự việc xảy ra không như dự đoán sai lầm của tôi. 

Kyiv 24.2.2022 dưới hầm trú ẩn

+ Cuộc sống của gia đình anh trong một năm qua như thế nào? Có ai trong gia đình anh phải rời Ukraine sang nước khác tỵ nạn không thưa anh?

– Cuộc sống của gia đình tôi trong năm qua cũng như của mọi gia đình người dân Ukraine có nhiều thay đổi. Con gái tôi qua bên Vương Quốc Bỉ  lánh chiến tranh và học tập tại đó. Vương Quốc Bỉ cũng như các nước Châu Âu cực kỳ nhân đạo, đã cưu mang, giúp đỡ người dân Ukraine lánh nạn chiến tranh, ủng hộ Chính phủ Ukraine vật chất, vũ khí để chiến đấu chống lại cuộc xâm lược của Liên Bang nga. Còn tôi, vợ và con trai thì vẫn ở lại Kyiv. Cuộc sống có khó khăn, phức tạp hơn trước nhưng cũng có thể chịu được. Phải chấp nhận sống trong tâm trạng sẵn sàng với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, drone thiêu thân của quân xâm lược. Chấp nhận bị cắt điện theo giờ, hoặc mất điện mấy ngày, mất nước, không có sưởi ấm trong thời gian khắc phục hậu quả do các cuộc tấn công khủng bố của quân xâm lược vào thành phố. 



Thành phố Kyiv trong thời gian mất điện.

Ngày 10.2.2023. Báo động phòng không ở Kyiv. Các bác sỹ vẫn khám bệnh cho người dân tại hầm trú ẩn dưới tầng ngầm của bệnh viện.

+ Cuộc sống của người dân Kyiv trong một năm qua nhìn chung đã thay đổi hoàn toàn ra sao thưa anh?

-Thời kỳ cuối tháng 2 đến tháng 6 năm 2022 trên các đường phố của Kyiv tại những nút giao thông quan trọng đều có các bốt phòng ngự. Việc kiểm tra giấy tờ, xe cộ, hành lý diễn ra thường xuyên. Tình hình rất căng thẳng nhất là khi quân Nga ở ngoại ô đến đầu tháng 4. Tuy có bị bắn phá nhưng do thời gian ít và quân xâm lược không tiến gần vào thành phố được, nên thiệt hại về cơ sở hạ tầng và người thời gian đó cũng không nặng như những thành phố khác.

Hiện tại người dân Kyiv nói chung có kỷ luật hơn, vì sống theo giờ giới nghiêm. Cứ 23h là phải có mặt ở nhà rồi, buổi sáng thì 5 h mới hết giờ giới nghiêm. Tình hình tội phạm giảm đi nhiều. Thực phẩm hàng hóa tiêu dùng vẫn đủ cả. Thực phẩm Ukraine vẫn tự cung tự cấp được. Đây là nước xuất khẩu lớn các mặt hàng nông nghiệp, nên không có chuyện bị đói được. Giá cả có đắt hơn vì lạm phát tăng và một số mặt hàng không còn do bị ngắt quãng khâu cung ứng. Kyiv là thủ đô, có hệ thống phòng không tốt hơn các nơi khác, lại đã xa mặt trận nên những lúc không có báo động cuộc sống vẫn sôi động, tấp nập. Đường phố bắt đầu bị tắc vào những giờ cao điểm. Dân các nước đến Kyiv du lịch, trải nghiệm cảm giác dạo phố giữa lúc báo động phòng không, nhà hàng nhiều khi không có chỗ cho khách vào các ngày nghỉ. 

Kyiv ngày 02.03.23.Cuộc sống của người dân nếu không có báo động phòng không thì diễn ra bình thường. Các phương tiện giao thông công cộng đều làm việc,kể cả phương tiện chạy bằng điện sau hai tháng ngưng hoạt động do bị nga bắn phá các trạm điện. Các restaurant KFC, McDonald’s đã làm việc trở lại. 

+ Có những khoảnh khắc nào thực sự nguy hiểm đến tính mạng của anh và gia đình tại Kyiv trong một năm qua? Và xin lỗi phải hỏi anh câu này nhưng có bạn bè, người thân nào của anh bị thương hoặc phải nằm xuống vì bom đạn?

-Những ngày cuối tháng 2 năm 2022 khi biệt kích Nga vào Kyiv, quanh khu vực tôi ở có chiến sự. Tiếng súng tiểu liên, súng phóng lựu nổ như pháo Tết từ tối 24.02.2022. Sáng 26.02.2022 tên lửa hành trình bắn vào một ngôi nhà cao tầng cách chỗ tôi khoảng chưa đầy 500 m đường chim bay. Sau đó là đến những đợt quân Nga bắn tên lửa hành trình, thả drone thiêu thân khủng bố đều ở những khu gần nhà. Nhất là Tết Tây vừa rồi, tên lửa bị bắn rơi cách nhà khoảng 1,5 km. Nhà cửa rung hết lên, những nhà có cửa sổ hướng về khu vực bị nổ, kính vỡ là chuyện bình thường. Tôi có những người thân, quen ở các thành phố lân cận Kyiv đã bị thương do những vụ bắn phá khủng bố này. Cũng may mắn là chưa có trường hợp nào xấu số cả. Còn những người quen đi chiến trường thì một số bị thương tật, có một số người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống lại quân xâm lược Nga.  

Khu nhà cao tầng bị tên lửa hành trình của quân Nga bắn phá sáng 26.02.22. Hiện đã được tu bổ sửa chữa lại hoàn chỉnh.

+ Người Việt ở Ukraine đã làm gì để hỗ trợ cho nhau, hỗ trợ cho cuộc chiến?

-Người Việt trong thời gian đầu của của cuộc chiến đã phối hợp với nhau để đi lánh nạn. Nhìn chung đồng bào Việt Nam ta rất nhanh nhậy và có tinh thần tương trợ nhau trong lúc hoạn nạn. Trên các trang mạng, do chúng tôi thành lập từ khi còn dịch Covid để tư vấn cho bà con chống dịch, mọi người kêu gọi, chỉ bảo nhau cách di tản, các địa chỉ của các tổ chức cứu trợ. Rất may mắn là cộng đồng Việt Nam không có mất mát về người trong cuộc di tản chạy quân Nga vừa rồi. Sau khi hơi ổn định cuộc sống tại các nước đang cưu mang mình, bà con người Việt đã ở Kyiv cũng có gửi tiền về giúp đỡ các tổ chức cứu trợ, từ thiện, các trại trẻ mồ côi ở Kyiv và Ukraine. 

+ Anh có thể kể về tình cảm của người Việt ở các nước đối với Ukraine? Có những cá nhân hay những câu chuyện cảm động nào về sự hỗ trợ tinh thần lẫn vật chất của người Việt ở các nước dành cho Ukraine làm anh nhớ nhất?

-Tôi cho rằng rất nhiều người Việt ở các nước ủng hộ cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Ukraine. Cũng không thể nói là tất cả mọi người. Vì một số người Việt ở các nước phát triển đang bị ảnh hưởng tới thu nhập, đời sống đắt đỏ và trở nên khó khăn hơn, họ chỉ mong cho Ukraine nhượng đất, thua trận, đầu hàng Nga cho nhanh để công việc trở lại như ngày xưa. 

Trong những người Việt ở các nước tận tình với Ukraine, tôi có biết qua trên mạng, có anh Phan Châu Thành ở Ba Lan đã tổ chức quyên góp, giúp đỡ hơn 50 chuyến xe hàng cứu trợ người dân, trong đó có cả người Việt, tại các thành phố của Ukraine. Có các anh nhà báo Đinh Quang Anh Thái, Đinh Xuân Thái lặn lội từ Mỹ sang Ukraine để làm phóng sự, viết sách về cuộc sống và cuộc chiến đấu của người dân Ukraine chống lại quân xâm lược Nga. Cuốn “Bút ký chuyến đi Ukraine và Ba Lan” của hai anh được xuất bản rất nhanh sau khi trở về Mỹ. Theo dõi trên thông tin đại chúng thì tôi được biết, một phần số tiền bán cuốn sách này các anh dùng để giúp đỡ, xây dựng lại một ngôi trường học bị quân xâm lược phá hỏng ở một ngôi làng gần biên giới Nga. Một phần tiền các anh góp vào việc mua máy phát điện, mua đồ cứu trợ cho các làng mạc, thành phố mới được giải phóng tại khu vực miền Nam Ukraine. 

Hình bìa cuốn bút ký của 2 nhà báo Đinh Quang Anh Thái-Đinh Xuân Thái

Ở Việt Nam thì có tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu rất nhiệt tình ủng hộ, đóng góp cho Ukraine.  

Từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2022, có những đợt hai bên giao tranh tổ chức những hành lang xanh, an toàn được mở ra cho dân từ các vùng ngoại ô Kyiv chạy về thủ đô. Trong đoàn người chạy giặc đó có cả đàn bà, con gái Ukraine bị quân lính Nga hãm hiếp. Và trong vùng bị tạm chiếm những trường hợp như vậy rất nhiều. Nghe được tin này các chị em Việt Nam bên Ba Lan, Đức… đã kêu gọi mọi người mua, tìm thuốc tránh thai khẩn trương gửi sang Ukraine cho những người bị hại, để họ uống và không mang hậu quả do những hành động thô bỉ của bọn lính Nga. Không biết tác dụng của thuốc như thế nào, nhưng đó là một chuyện rất cảm động. Có lẽ phụ nữ Việt Nam ta thấu hiểu sự đau khổ của những người phụ nữ Ukraine lâm vào hoàn cảnh này.    

+ Có một thực tế rằng có khá nhiều người Việt cho đến tận giờ phút này vẫn bênh vực Nga vì những tình cảm xưa cũ từ thời Liên Xô, còn bản thân anh, thì anh nghĩ thế nào? Có sự thay đổi đột ngột nào trong nhận thức, tình cảm của anh đối với nước Nga, đối với Putin từ sau khi cuộc chiến xảy ra hay từ trước đó, anh đã nhận ra rằng Putin vẫn là một kẻ độc tài và Ukraine chắc chắn sẽ không được yên ổn với nước Nga dưới thời Putin?

-Có rất nhiều người Việt đã từng học tập tại Liên Xô và sau đó về nước.   Trong tâm thức họ nước Nga ngày nay là Liên Xô ngày xưa. Tình cảm của họ với Liên Xô được dồn cho nước Nga. Có một số trong họ đúng là tình yêu với Liên Xô cháy bỏng và lấn át hết ý chí. Còn lại theo tôi do nhiệm vụ chính trị, chỗ ngồi, do cái thế và những lợi lộc khi ủng hộ quân xâm lược. Một số còn ngụy biện cho cuộc xâm lược của Nga là cuộc xâm lược “chính nghĩa”. Một số khác không biết Liên Xô, chưa đặt chân đến Nga bao giờ nhưng rất ủng hộ Nga. Số này là bị ảnh hưởng do tuyên truyền và a dua theo phong trào. 

Những ngôi nhà bị quân Nga phá hủy.

Trước khi chiến tranh, trước Covid hàng năm tôi vẫn đi sang Nga. Ở bên đó có họ hàng, bạn bè, bố đỡ đầu của con gái. Nước Nga giờ xa xôi cách trở rồi. Khó có khả năng tôi sang lại bên đó vì bản thân không còn thích thú gì nữa. Putin từ khi y sử dụng biện pháp thay đổi chỗ ngồi theo sơ đồ Tổng thống-Thủ tướng-Tổng thống để nắm quyền chọn đời, tôi đã thấy đây là một tay lưu manh chính trị, rất nguy hiểm cho nước Nga và Ukraine. Ukraine độc lập, tự do, thịnh vượng là một cái gai đối với bản thân Putin và chế độ của y. Không có Ukraine, nước Nga của Putin không thể trở thành đế quốc, đây lại là mơ ước và mục tiêu để đời của Putin. Vì vậy y phải tìm mọi cách, mọi phương tiện để chiếm Ukraine. 

+ Dự đoán của anh về kết quả của cuộc chiến tranh?

-Cuộc chiến tranh nào cũng đến lúc ngồi vào bàn đàm phán để lập lại hòa bình. Nga tiềm lực còn rất mạnh, Ukraine thì ý chí kiên cường và hừng hực khí thế chiến đấu, thêm vào đó là sự ủng hộ của Mỹ và Phương tây. Sẽ phải có những trận đánh để triệt hạ sức mạnh của nhau, để có ưu thế trên bàn đàm phán. Kết quả của cuộc chiến phụ thuộc vào các chiến dịch tấn công, phản công vào xuân-hè này. Theo tôi nhanh cũng phải cuối năm nay mới đàm phán, tìm giải pháp, nhân nhượng lẫn nhau để kết thúc chiến tranh. 

+ Câu hỏi cuối cùng, vì sao anh quyết định ở lại Ukraine cho tới tận giờ phút này, thưa anh?

-Tôi yêu đất nước này. Ukraine đang gặp khó khăn, hoạn nạn tôi không thể bỏ đi được. 

+ Cảm ơn anh đã bỏ thì giờ trả lời. Chúc anh cùng gia đình và tất cả người dân còn ở lại Ukraine được bình an. Cầu mong cho Ukraine sẽ chiến thắng cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo, phi nhân do kẻ độc tài hoang tưởng Putin phát động, cầu mong cho hòa bình sớm trở lại với đất nước, dân tộc Ukraine. Slava Ukraini!

Nhật Hiên thực hiện.

Tuesday, March 1, 2022

Bài CA CHO Ukraine....

 

Tôi viết cho em _ người con gái Ukraine yêu nước
Thà bỏ sự xa hoa trên sàn diễn, phim trường
Để mang vào bộ chiến y thô xước
Tay cầm hoa thay bằng khẩu AK.
Giữ cỏi bờ: giữ Non Nước thăng hoa
Sau lưng em: là tấm lòng thế giới
Em đừng nghĩ: họ xui em đi tới
Anh biết mà: em chẳng nghĩ thế đâu
Khi em thay váy lụa để cầm súng đi đầu
Là ước mong: được tự quyền tự quyết
Sự ấm no, an tâm người lấn lướt
Và chắc là: hạnh phúc thế hệ ngà
Tôi viết cho em người con gái Ukraine
Em đã sống như bao người anh dũng
(Bảo vệ quê hương: ai bảo là không đúng ?
Chỉ bọn vong nô_ bán cả dân tộc ta _ )
Tôi viết cho em người con gái Ukraine
Dù chữ nghĩa. Chưa đủ niềm khâm phục
Hãy chiến đấu! Cớ sao ta chịu nhục
Làm kẻ loại hai ... trên đất nước liệt oanh .
 
KÍNH TẶNG DÂN UKRAINE NHƯ MỘT SỰ CẢM PHỤC VÀ CHIA SẺ .

Ukraine - Ukraina - Những điều cần biết về Ukraine 2

 Thánh đường Vòm Vàng Thánh Michael tại Kiev, một ví dụ về kiến trúc Ukraina.

Du lịch

Ukraina đứng thứ 8 thế giới về số lượng khách du lịch, theo xếp hạng của Tổ chức Du lịch Thế giới.[150]

Bảy kì quan Ukraina là bảy công trình lịch sử và văn hóa được bình chọn trong một cuộc thi vào tháng 7-2007, ở Ukraina.

Văn hoá

Một bộ sưu tập pysanky truyền thống từ Volyn

Các phong tục Ukraina bị ảnh hưởng nhiều bởi Thiên chúa giáo, là tôn giáo vượt trội trong nước.[151] Các vai trò giới tính cũng thường có tính truyền thống hơn, và người ông đóng một vai trò lớn hơn trong giáo dục trẻ em so với tại phương Tây.[152] Văn hoá Ukraina cũng đã bị ảnh hưởng bởi các nước láng giềng phía đông và phía tây, nó được phản ánh trong kiến trúc, âm nhạc và nghệ thuật Ukraina.

Thời kỳ cộng sản có một ảnh hưởng khá mạnh trong nghệ thuật và văn học Ukraina.[153] Năm 1932, Stalin đã đưa ra chính sách nhà nước chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa tại Liên xô khi ông ban hành nghị định "Về việc Xây dựng các Tổ chức Văn học và Nghệ thuật". Chính sách này đã kìm chế khả năng sáng tác rất nhiều. Trong thập niên 1980 chính sách glasnost (mở cửa) được đưa ra và các nghệ sĩ cùng nhà văn Liên xô đã được tự do thể hiện mình như họ muốn.[154]

Truyền thống trứng Phục sinh, còn được gọi là pysanky, có nguồn gốc từ lâu ở Ukraina. Những quả trứng này được vẽ sáp để tạo ra một hình mẫu; sau đó, trứng được nhuộm màu để khiến nó có những màu sắc vui mắt, màu nhuộm không ăn lên những phần đã được vẽ sáp trước đó trên quả trứng. Sau khi toàn bộ quả trứng được nhuộm, lớp sáp bị loại bỏ chỉ để lại những mẫu hình màu sắc đẹp mắt. Truyền thống này đã có từ hàng nghìn năm, và có trước khi Thiên chúa giáo xuất hiện tại Ukraina.[155] Tại thành phố Kolomya gần chân dãy các ngọn đồi dưới dãy núi Carpathian năm 2000 một bảo tàng Pysanka đã được xây dựng và nó được coi như một công trình hiện đại của Ukraina năm 2007, một phần của hoạt động xây dựng Bảy kỳ quan của Ukraina.

Món ăn truyền thống Ukraina gồm gà, lợn, bò, cá và nấm. Người Ukraina cũng thường ăn rất nhiều khoai tây, ngũ cốc rau tươi. Các món ăn truyền thống bình dân gồm [varenyky] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) (bánh bao hấp với nấm, khoai tây, dưa cải bắp, phó mát làm từ sữa gạn kem hay anh đào), borscht (súp nấu từ củ cải đường, cải bắp và nấm hay thịt) và [holubtsy] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) (cải bắp cuộn với gạo, cà rốt và thịt). Các món đặc sản Ukraina còn gồm Gà KievBánh Kiev. Các món đồ uống Ukraina gồm quả hầm, các loại nước hoa quả, sữa, nước sửa (họ làm phó mát sữa gạn bằng thứ này), nước khoáng, trà và cà phê, bia, rượu và horilka.[156]

Ngôn ngữ

Theo Hiến pháp, ngôn ngữ nhà nước của Ukraina là tiếng Ukraina. Tiếng Nga, trên thực tế là ngôn ngữ chính thức của Liên xô, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt tại phía đông và phía nam Ukraina. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, 67.5 phần trăm dân số tuyên bố tiếng Ukraina là tiếng mẹ đẻ và 29.6 phần trăm tuyên bố là tiếng Nga.[157] Đa số người dùng tiếng Ukraina như tiếng mẹ đẻ biết tiếng Nga như một ngôn ngữ thứ hai.

Các chi tiết kết quả khác biệt nhau rất nhiều tuỳ theo từng cuộc điều tra, và thậm chí một câu hỏi chỉ hơi khác biệt cũng dẫn tới những câu trả lời khác từ một nhóm người khá lớn.[f] Tiếng Ukraina chủ yếu được dùng ở phía tây và trung Ukraina. Ở phía tây Ukraina, tiếng Ukraina cũng là ngôn ngữ phổ biến trong các thành phố (như Lviv). Ở trung Ukraina, tiếng Ukraina và tiếng Nga được sử dụng như nhau trong các thành phố, tiếng Nga hơi phổ biến hơn ở Kiev,[f] trong khi tiếng Ukraina là ngôn ngữ chính tại các cộng đồng nông thôn. Tại phía đông và phía nam Ukrain, tiếng Nga được dùng chủ yếu trong các thành phố, tiếng Ukraina được dùng ở các vùng nông thôn.

Trong một phần lớn thời gian thời kỳ Xô viết, số người nói tiếng Ukraina giảm sút sau mỗi thế hệ, và tới giữa thập niên 1980, việc sử dụng tiếng Ukraina trong đời sống công cộng đã sụt giảm đáng kể.[158] Sau khi giành độc lập, chính phủ Ukraina bắt đầu chính sách Ukraina hoá,[159] để tăng cường việc sử dụng tiếng Ukraina, trong khi không khuyến khích tiếng Nga, vốn đã bị cấm hay hạn chế trên truyền thông và phim ảnh.[160][161] Điều này có nghĩa các chương trình tiếng Nga phải được dịch hay chạy tít tiếng Ukraina, nhưng điều này không áp dụng với các tác phẩm truyền thông được thực hiện trong thời Xô viết.

Theo Hiến pháp của Cộng hoà Tự trị Krym, tiếng Ukraina là ngôn ngữ nhà nước duy nhất của nước cộng hoà. Tuy nhiên, hiến pháp nước cộng hoà đặc biệt công nhận tiếng Nga là một ngôn ngữ được đa số người dân của nó sử đụng và đảm bảo việc sử dụng tiếng Nga 'trong mọi lĩnh vực của đời sống công cộng'. Tương tự, tiếng Tatar Crimea (ngôn ngữ của 12% dân số Crimea[162]) được đảm bảo một sự bảo hộ đặc biệt của nhà nước cũng như trong 'các ngôn ngữ của các sắc tộc khác'. Những người nói tiếng Nga chiếm đại đa số dân cư Crimea (77%), tiếng Ukraina chỉ chiếm 10.1%, và người nói tiếng Tatar Crimea chiếm 11.4%.[163] Nhưng trong đời sống hàng ngày đa số người Tatar Crimea và người Ukraina ở Crimea sử dụng tiếng Nga.[164]

Văn học

Lịch sử văn học Ukraina có từ thế kỷ XI, sau sự Thiên chúa giáo hóa Kievan Rus’.[165] Các tác phẩm thời gian này chủ yếu là về nghi thức tôn giáo và được viết bằng tiếng Nhà thờ Slavơ cổ. Các văn bản lịch sử thời gian này được gọi là biên niên sử, tác phẩm quan trọng nhất là Biên niên sử Đầu tiên.[166][g] Hoạt động văn học bất thần suy tàn trong thời Mông Cổ xâm lược Rus'.[167]

Taras Shevchenko (1814–1861)

Văn học Ukraina lại bắt đầu phát triển một lần nữa ở thế kỷ XIV, và tiến bộ vượt bậc ở thế kỷ XVI với sự ra đời của kỹ thuật in và với sự khởi đầu của thời đại Cossack, dưới cả sự ảnh hưởng của Nga và Ba Lan.[165] Người Cossack đã lập ra một xã hội độc lập và truyền bá một kiểu thơ sử thi mới, đánh dấu đỉnh cao của văn học truyền khẩu Ukraina.[168] Những tiến bộ này mất đi trong thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, khi việc xuất bản bằng tiếng Ukraina bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị ngăn cấm. Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ XVIII văn học hiện đại Ukraina cuối cùng đã xuất hiện trở lại.[165]

Thế kỷ XIX khởi đầu một thời kỳ tiếng địa phương tại Ukraina, khởi đầu với tác phẩm [Eneyida] lỗi: {{lang}}: văn bản có thẻ đánh dấu in xiên (trợ giúp) của Ivan Kotliarevsky, tác phẩm xuất bản đầu tiên của Ukraina hiện đại. Tới thập niên 1830, chủ nghĩa lãng mạn Ukraina bắt đầu phát triển, và nhân vật văn hoá nổi tiếng nhất Ukraina là nhà thơ/họa sĩ lãng mạn Taras Shevchenko. Nếu Ivan Kotliarevsky được coi là người cha của văn học tiếng địa phương Ukraina; Shevchenko là người cha của sự hồi phục quốc gia Ukraina.[169] Sau đó, vào năm 1863, việc sử dụng tiếng Ukraina trong in ấn đã hoàn toàn bị ngăn cấm bởi Đế quốc Nga.[22] Điều này đã hoàn toàn hạn chế hoạt động văn học trong khu vực, và các tác giả Ukraina bị buộc hoặc phải xuất bản tác phẩm bằng tiếng Nga hoặc phát hành chúng tại vùng Galicia do Áo quản lý. Lệnh cấm chưa từng bị chính thức dỡ bỏ, nhưng nó đã mất nhiều hiệu lực sau cuộc cách mạng và khi những người Bolshevik lên nắm quyền.[166]

Văn học Ukraina tiếp tục phát triển trong những năm đầu thời kỳ Xô viết, khi hầu hết mọi khuynh hướng văn học đều được cho phép. Những chính sách này đã thay đổi trong thập niên 1930, khi Stalin áp dụng chính sách chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Học thuyết này không đàn áp tiếng Ukraina, nhưng nó buộc các tác giả phải theo một số kiểu cách trong tác phẩm của mình. Các hoạt động văn học tiếp tục bị hạn chế ở một số điểm bởi đảng cộng sản, và chỉ tới khi Ukraina giành độc lập năm 1991 thì các tác giả mới có thể thể hiện mình như mình muốn.[165]

Thể thao

Ukraina được hưởng lợi nhiều từ chính sách nhấn mạnh trên giáo dục thể chất thời Liên xô. Những chính sách này khiến Ukraina có hàng trăm sân vận động, bể bơi, phòng tập thể dục và nhiều cơ sở thể thao khác.[170] Môn thể thao được ưa chuộng nhất là bóng đá. Giải chuyên nghiệp hàng đầu là Vyscha Liha, cũng được gọi là Ukrainian Premier League. Hai đội có nhiều thành tích nhất tại Vyscha Liha là hai đối thủ FC Dynamo KyivFC Shakhtar Donetsk. Dù Shakhtar là nhà đương kim vô địch Vyscha Liha, Dynamo Kyiv có lịch sử giàu truyền thống hơn, đã giành hai UEFA Cup Winners' Cup, một UEFA Super Cup, một kỷ lục 13 lần vô địch Liên xô và kỷ lục 12 lần giành Ukrainian Championship; trong khi Shakhtar chỉ giành bốn Ukrainian championship.[171] Nhiều cầu thủ Ukraina cũng đã chơi cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Liên Xô, đáng chú ý nhất là Ihor BelanovOleh Blokhin, người giành giải Quả bóng vàng châu Âu danh giá cho cầu thủ hay nhất năm. Giải thưởng này chỉ được trao cho một người Ukraina sau khi Liên Xô tan rã, đó là Andriy Shevchenko, cựu thủ quân của đội tuyển bóng đá quốc gia Ukraina. Đội tuyển Ukraina lần đầu tiên có mặt tại 2006 FIFA World Cup, và lọt vào tới vòng tứ kết trước khi thua nhà vô địch sau đó, đội tuyển Ý. Người Ukraina cũng ưa thích đấm bốc, nơi hai anh em trai Vitali KlitschkoVladimir Klitschko đang giữ nhiều chức vô địch quyền anh hạng nặng thế giới. Ukraina lần đầu tiên đồng đăng cai Euro 2012 (cùng với Ba Lan) và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại hai quốc gia thuộc Đông Âu.

Ukraina lần đầu tham dự Olympic tại Olympic Mùa đông năm 1994. Tuy nhiên, Ukraina có nhiều thành công hơn tại Olympic Mùa hè (96 huy chương cho bốn lần tham gia) so với Olympic Mùa đông (năm huy chương vàng cho bốn lần tham gia). Ukraina hiện xếp thứ 35 về số lượng huy chương vàng giành được tại tất cả các kỳ Olympic, nơi tất cả các nước xếp trên, ngoại trừ Nga, đều có số lần tham dự nhiều hơn. Bước mới của Ukraina trong thể thao thế giới là tham gia đăng cai tổ chức Olympic Mùa đông năm 2018. Chính phủ Ukraina đã đưa Bukovel - khu thể thao trượt tuyết mới nhất của Ukraina[172] để làm nơi tổ chức năm 2018. Bên chiến thắng đã được thông báo năm 2011 tại cuộc họp thứ 123 của IOC tại Durban, Nam Phi là thành phố Pyeyongchang của Hàn Quốc.

Nhân khẩu

Thành phần sắc tộc Ukraina



Ukraina
  
77.8%
Nga
  
17.3%
Moldova & Romania
  
0.8%
Belarus
  
0.6%
Tatar Crimea
  
0.5%
Bulgari
  
0.4%
Hungary
  
0.3%
Ba Lan
  
0.3%
Do Thái
  
0.2%
Armenia
  
0.2%
Nguồn: Thành phần dân số Ukraina, điều tra dân số 2001
Người Ukraina tại Ukraina (2001)

Theo Điều tra dân số Ukraina năm 2001, nước này khi đó có khoảng 48.5 triệu người nhưng đến 2019 chỉ còn 43.9 triệu, người Ukraina chiếm 77.8% dân số. Các nhóm sắc tộc lớn khác gồm người Nga (17.3%), người Belarus (0.6%), người Moldova (0.5%), người Tatar Crimea (0.5%), người Bulgari (0.4%), người Hungary (0.3%), người Romania (0.3%), người Ba Lan (0.3%), người Do Thái (0.2%), người Armenia (0.2%), người Hy Lạp (0.2%) và người Tatars (0.2%).[173] Các vùng công nghiệp ở phía đông và đông nam có dân số đông đúc nhất, và khoảng 67.2% dân số sống tại các vùng đô thị.[174]

Ukraina được coi là đang ở trong khủng hoảng nhân khẩu vì tỷ lệ tử cao và tỷ lệ sinh thấp. Tỷ lệ sinh hiện tại của Ukraina là 9.55 sinh/1,000 dân, và tỷ lệ tử là 15.93 tử/1,000 dân. Một yếu tố góp phần vào tỷ lệ tử cao là tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao trong nhóm nam ở độ tuổi làm việc từ các lý do có thể tránh được như nhiễm độc rượuhút thuốc.[175] Năm 2007, dân số nước này giảm ở tỷ lệ nhanh thứ tư thế giới.[176]

Số dân theo đơn vị triệu (1950–2012)

Để giúp giải quyết tình trạng này, chính phủ tiếp tục tăng các khoản hộ trợ cho trẻ em. Chính phủ cung cấp khoản chi trả một lần 12,250 Hryvnia cho đứa trẻ thứ nhất, 25,000 Hryvnia cho đứa trẻ thứ hai và 50,000 Hryvnia cho đứa trẻ thứ ba và thứ tư, cùng với các khoản chi trả theo tháng là 154 Hryvnia cho mỗi đứa trẻ.[177][178] Khuynh hướng nhân khẩu cho thấy các dấu hiệu cải thiện, bởi tỷ lệ sinh đã tăng vững chắc từ năm 2001. Tăng dân số thực trên chín tháng đầu tiên của năm 2007 được ghi nhận ở năm tỉnh (trong số 24 tỉnh), và sự hao hụt dân số cho thấy những dấu hiệu ổn định trên toàn quốc. Năm 2007 tỷ lệ sinh cao nhất thuộc các tỉnh phía tây.[179]

Nhập cư lớn diễn ra ở những năm đầu tiên sau khi Ukraina độc lập. Hơn một triệu người đã tới Ukraina trong giai đoạn 1991–2, chủ yếu từ các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ. Tổng cộng, trong giai đoạn 1991 và 2004, 2.2 triệu người đã nhập cư vào Ukraina (trong số đó 2 triệu người tới từ các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ) và 2.5 triệu người di cư khỏi Ukraina (trong số đó 1.9 triệu người tới các nước cộng hoà thuộc Liên xô cũ).[180] Hiện tại, người nhập cư chiếm khoảng 14.7% tổng dân số, hay 6.9 triệu người; đây là con số lớn thứ tư thế giới.[181] Năm 2006, có ước tính 1.2 triệu người Canada có tổ tiên là người Ukraina,[182] khiến Canada là nước đứng thứ ba thế giới về số người Ukraina sau Ukraina và Nga. Bản mẫu:Thành phố Ukraina

Tôn giáo

"Bạn thuộc nhóm tôn giáo nào?". Cuộc điều tra xã hội học của Trung tâm Razumkov về tình hình các tôn giáo tại Ukraina (2006)
  Vô thần hay không thuộc bất kỳ một nhà thờ nào
  UOC - Tòa Thượng phụ Kiev
  UOC (Tòa Thượng phụ Moskva)
  UAOC
  Công giáo Hy lạp Ukraina
  Công giáo Rôma
Tôn giáo tại Ukraina (2016)[183]



Chính thống giáo Đông phương
  
65.4%
Công giáo Hy Lạp
  
6.5%
Tin lành
  
1.9%
Hồi giáo
  
1.1%
Công giáo Latinh
  
1.0%
Do Thái giáo
  
0.2%
Hindu
  
0.2%
Khác
  
0.2%

Tôn giáo chủ yếu tại Ukraina là Chính thống giáo Đông phương, hiện thuộc về ba Giáo hội: Giáo hội Chính thống Ukraina - Tòa Thượng phụ Kiev, Giáo hội Chính thống Ukraina (Tòa Thượng phụ Moskva) cơ quan nhà thờ tự quản thuộc Tòa Thượng phụ Moskva, và Giáo hội Chính thống Độc lập Ukraina.[151] Giáo hội Chính thống giáo Ukraina hợp nhất được Tòa Thượng phụ Constantinopolis công nhận vào tháng 1 năm 2019.

Đứng thứ hai về số lượng tín đồ là Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina thuộc Nghi lễ Đông phương, thực hành truyền thống phụng vụ và tinh thần như Chính thống giáo Đông phương, nhưng hiệp thông với Toà thánh Vatican của Giáo hội Công giáo Rôma và công nhận vị trí lãnh đạo của Giáo hoàng như người lãnh đạo Hội Thánh.[184]

Ngoài ra, có 863 cộng đồng Công giáo Rôma theo Nghi lễ Latin, và 474 giáo sĩ phục vụ khoảng một triệu tín đồ Công giáo Latin tại Ukraina.[151] Nhóm này chiếm khoảng 2.19% dân số và chủ yếu gồm sắc tộc Ba LanHungary, sống tại các vùng phía tây đất nước.

Đạo Tin Lành cũng chiếm khoảng 2.19% dân số. Số tín đồ Tin lành đã tăng nhiều kể từ khi Ukraina giành độc lập. Liên đoàn Phúc âm Báp tít Ukraina là nhóm lớn nhất với hơn 150,000 thành viên và khoảng 3000 tăng lữ. Nhà thờ Tin lành đứng thứ hai là Hội thánh Đức tin Phúc Âm Ukraina (Phong trào Ngũ tuần) với 110000 thành viên và 1500 nhà thờ địa phương cùng hơn 2000 tăng lữ, nhưng cũng tồn tại các nhóm và liên hiệp Ngũ tuần khác tất cả là hơn 300,000 người với hơn 3000 nhà thờ địa phương. Tương tự có nhiều trường giáo dục cao học Ngũ tuần như Lviv Theological Seminary và Kiev Bible Institute. Các nhóm khác gồm thuyết Canvin, Giáo hội Lutheran, Giám lý, Nhân chứng JehovahGiáo hội Cơ đốc Phục lâm. Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Mormon) cũng tồn tại.[151]

Có ước tính 500,000 tín đồ Hồi giáo tại Ukraina, và khoảng 300,000 trong số họ là người Tatar Crimea. Có 487 cộng đồng Hồi giáo có đăng ký, 368 trong số đó ở bán đảo Crimea. Ngoài ra, khoảng 50,000 người Hồi giáo sống tại Kiev; chủ yếu là người sinh ở nước ngoài.[186] Cộng đồng Do Thái chỉ bằng một phần nhỏ cộng đồng có trước Thế chiến II. Các thành phố có đông người Do Thái nhất năm 1926 là Odessa, 154,000 hay 36.5% tổng dân số; và Kiev, 140,500 hay 27.3%.[187] Cuộc điều tra dân số năm 2001 cho biết có 103,600 người Do Thái tại Ukraina, dù các lãnh đạo cộng đồng tuyên bố dân Do Thái lên tới 300,000 người. Không có các con số thống kê về tỷ lệ người Do Thái Ukraina, nhưng Đạo Do Thái Chính thống có sự hiện diện mạnh nhất tại Ukraina. Các nhóm Cải cáchBảo thủ (Masorti) cũng có tồn tại.[151]

Giáo dục

Ukraina có số tốt nghiệp cấp hai đứng thứ tư châu Âu trong khi xếp hạng bảy về dân số.

Theo hiến pháp Ukraina, giáo dục miễn phí được cung cấp tới mọi công dân. Hoàn thành giáo dục cấp hai là bắt buộc tại các trường nhà nước và đại đa số học sinh đều qua cấp này. Giáo dục cao hơn miễn phí tại các cơ sở giáo dục nhà nước và vùng được cung cấp trên một cơ sở cạnh tranh.[188] Cũng có một số nhỏ trường học và các cơ sở giáo dục cấp cao của tư nhân.

Vì sự nhấn mạnh của Liên xô trên tổng số người tiếp cận giáo dục trên toàn bộ dân số, vẫn tiếp tục đến ngày nay, tỷ lệ biết chữ được ước tính ở mức 99.4%.[5] Từ năm 2005, một chương trình học mười một năm đã được thay thế bằng chương trình mười hai năm: giáo dục cấp một bốn năm (bắt đầu từ khi sáu tuổi), cấp hai năm năm; giáo dục cấp ba ba năm.[189] Ở lớp 12, học sinh thực hiện các bài Kiểm tra Chính phủ, cũng được gọi là kỳ thi ra trường. Những bài kiểm tra này sau đó được sử dụng cho việc vào đại học.

Hệ thống giáo dục cao học Ukraina gồm các cơ sở giáo dục cao học, khoa họcphương pháp luận thuộc liên bang, địa phương và các cơ sở tự quản chịu trách nhiệm giáo dục.[190] Tổ chức giáo dục cao học tại Ukraina được xây dựng theo cơ cấu giáo dục cao học của các nước phát triển trên thế giới, như được định nghĩa bởi UNESCOUN.[191]

Cơ sở hạ tầng

Đa phần hệ thống đường bộ Ukraina đã không được nâng cấp từ thời Xô viết, và hiện nay đã quá cũ. Chính phủ Ukraina đã cam kết xây dựng khoảng 4,500 km (2,800 dặm) đường cao tốc tới thời điểm năm 2012.[192] Tổng cộng, đường trải nhựa tại Ukraina có chiều dài 164,732 km.[5] Vận tải đường sắt tại Ukraina đóng vai trò quan trọng kết nối mọi vùng đô thị, cơ sở hải cảngtrung tâm công nghiệp quan trọng với các quốc gia láng giềng. Nơi tập trung nhiều mạng lưới đường sắt nhất là vùng Donbas của Ukraina. Mặc dù số lượng hàng hoá được vận chuyển bằng đường sắt đã giảm 7.4% năm 1995 so với năm 1994, Ukraina vẫn là một trong các quốc gia sử dụng đường sắt với mật độ cao nhất thế giới.[193] Tổng chiều dài đường sắt tại Ukraina là 22,473 km, trong số đó 9,250 km đã được điện khí hoá.[5]

Ukraina là một trong những quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất Châu Âu; nước này sử dụng lượng điện gấp đôi Đức, trên mỗi đơn vị GDP.[194] Một phần lớn lượng điện cung cấp tại Ukraina có từ các nhà máy điện hạt nhân, và nước này có được nguồn nguyên liệu hạt nhân chủ yếu từ Nga. Ukraina phụ thuộc nặng vào nguồn năng lượng nguyên tử của mình. Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, nằm ở Ukraina. Năm 2006, chính phủ có kế hoạch xây dựng 11 lò phản ứng mới vào năm 2030, trên thực tế, hầu như tăng gấp đôi năng lực sản xuất điện hạt nhân.[195] Lĩnh vực năng lượng Ukraina lớn hàng thứ 12 thế giới về công suất đã xây dựng, với 54 gigawatt (GW).[196] Năng lượng tái tạo vẫn đóng một vai trò yếu kém trong sản xuất điện, vào năm 2005 lượng điện được đáp ứng từ các nguồn sau: hạt nhân (47%), nhiệt điện (45%), thuỷ điện và khác (8%).

Ghi chú

a.^ Trong số những người Ukraina vươn lên các chức vụ cao nhất trong Đế quốc Nga là Aleksey Razumovsky, Alexander Bezborodko, Ivan Paskevich. Trong số những người Ukraina có ảnh hưởng lớn đến Giáo hội Chính thống giáo Nga trong thời kỳ này là Stephen Yavours, Feofan Prokopovich, Dimitry của Rostov.

b.^ Xem bài viết Đại thanh trừng để biết thêm chi tiết.

c.1 2 Ước tính số lượng tử vong khác nhau. Dữ liệu chính thức của Liên Xô không có sẵn vì chính phủ Liên Xô phủ nhận sự tồn tại của nạn đói. Xem bài viết Holodomor để biết chi tiết. Các nguồn khác nhau về việc diễn giải các tuyên bố khác nhau từ các chi nhánh khác nhau của các chính phủ khác nhau về việc liệu chúng có được công nhận chính thức về nạn đói là nạn diệt chủng của đất nước hay không. Chẳng hạn, sau tuyên bố do Latvian Sejm đưa ra vào ngày 13 tháng 3 năm 2008, tổng số quốc gia được đưa ra là 19 (theo người Ukraina BBC: "Латвія визнала Голодомор ґеноцидом"), 16 (theo Korrespondent, phiên bản tiếng Nga: "После продолжительных дебатов Сейм Латвии признал Голодомор геноцидом украинцев"), "hơn 10" (theo Korr phóng viên, phiên bản tiếng Ukraina: "Латвія визнала Голодомор 1932-33 рр. геноцидом українців") Khôi phục ngày 27 tháng 1 năm 2008.

d.1 2 Những con số này có khả năng cao hơn nhiều, vì chúng không bao gồm người Ukraina từ các quốc gia hoặc người Do Thái tại Ukraina, mà thay vào đó chỉ bao gồm người Ukraina, từ Ukraina Xô viết.

e.^ Con số này không bao gồm các trường hợp tử vong POW.

f.1 2 3 Theo dữ liệu chính thức điều tra 2001 (theo quốc tichh Lưu trữ 2009-12-14 tại Wayback Machine; theo ngôn ngữ Lưu trữ 2010-11-26 tại Wayback Machine) khoảng 75 phần trăm dân số Kiev đã trả lời 'tiếng Ukraina' cho câu hỏi điều tra dân số bằng tiếng mẹ đẻ (Ridna Mova) và khoảng 25 phần trăm trả lời "tiếng Nga". Mặt khác, khi câu hỏi "Bạn sử dụng ngôn ngữ nào trong cuộc sống hàng ngày?" đã được hỏi trong cuộc điều tra xã hội học năm 2003, câu trả lời của người Kiev được phân phối như sau: "chủ yếu là người Nga": 52%, "cả người Nga và người Ukraina với số đo bằng nhau": 32%, "chủ yếu là người Ukraina": 14%, "độc quyền tiếng Ukraina": 4,3%.
“What language is spoken in Ukraine?”. Welcome to Ukraine. 2003/2. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

g.^ Những bài viết như vậy cũng là cơ sở cho văn học Nga và Belarus

h.^ Không có thành phố của hói.


Tham khảo

Liên kết ngoài

Chính phủ
Thông tin chung
Văn hoá Ukrainia

Ukrainian art. Most famous modern painters 

Xin bấm vào link phía dưới để đọc tiếp 

https://dhvt.blogspot.com/2022/03/ukraine-ukraina-nhung-ieu-can-biet-ve.html