Friday, August 20, 2021

Lịch sử A Phú Hãn qua cái nhìn của Mũ Đỏ Út Bạch Lan

Một vài nét chính lịch sử của Afghanistan.

Afghanistan là một quốc gia miền núi không giáp biển ở ngã tư Trung và Nam Á. Afghanistan giáp với Pakistan ở phía đông và nam, Iran ở phía tây, TurkmenistanUzbekistan, và Tajikistan ở phía bắc, và Trung Quốc ở phía đông bắc. Có diện tích 652.000 kilômét vuông (252.000 dặm vuông Anh), là một quốc gia miền núi với đồng bằng ở phía bắc và tây nam. Kabul là thủ đô và thành phố lớn nhất nước này, với dân số ước tính khoảng 4,6 triệu người chủ yếu gồm các dân    tộc PashtunTajiksHazaras và Uzbek. Cái tên Afghanistan có nghĩa "Vùng đất của người Afghan". Lịch sử chính trị của chính quyền Afghanistan hiện nay bắt đầu với triều đại Hotak, với người sáng lập Mirwais Hotak tuyên bố miền nam Afghanistan độc lập vào năm 1709. Năm 1747, Ahmad Shah Durrani thành lập Đế chế Durrani với thủ đô tại Kandahar. Năm 1776, thủ đô Durrani được chuyển đến Kabul trong khi Peshawar trở thành thủ đô mùa đông, sau này bị mất vào tay người Sikh vào năm 1823. Vào cuối thế kỷ 19, Afghanistan trở thành một quốc gia "trái đệm" trong "Ván Cờ Lớn" giữa hai đế quốc Anh và Nga, tương tự như Thái Lan là vùng trái đệm giữa thực dân Anh và Pháp. Trong chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất, 1839-1842, lực lượng Anh đến từ Ấn Độ lúc đầu giành quyền kiểm soát Afghanistan, nhưng sau đó đã bị đánh bại một cách dứt khoát. Sau Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ ba vào năm 1919, đất nước này đã có thể độc lập thoát khỏi ảnh hưởng của nước ngoài. Afghanistan trở thành một chế độ quân chủ dưới thời Amanullah Khan. Tuy nhiên vào năm 1973 Zahir Shah bị lật đổ và một nước cộng hòa được thành lập. Năm 1978, sau cuộc đảo chính lần thứ hai, Afghanistan lần đầu tiên trở thành một nhà nước xã hội chủ nghĩa, gây ra Chiến tranh Liên Xô-Afghanistan trong những năm 1980 chống lại phiến quân mujahideen. Đến năm 1996, phần lớn đất nước bị nhóm Taliban với chủ nghĩa chính thống Hồi giáo cai trị như chế độ toàn trị
Taliban đã bị mất quyền lực sau khi Hoa Kỳ can thiệp vào Afghanistan năm 2001 nhưng Taliban vẫn kiểm soát một phần đáng kể đất nước này. Cuộc chiến diễn ra giữa chính phủ mới do Mỹ thành lập và Taliban đã làm dày thêm hồ sơ nhân quyền và quyền phụ nữ ở Afghanistan, với nhiều hành vi vi phạm mà cả hai bên đều vi phạm, chẳng hạn như giết hại dân thường, bắt cóc và tra tấn. Do sự phụ thuộc sâu rộng của chính phủ Afghanistan đối với Mỹ về mặt quân sự và viện trợ kinh tế, một số người coi Afghanistan như quốc gia chư hầu của Mỹ.
 

Afghanistan là một quốc gia được xem như cái nôi của khủng bố, nghèo đói, suy dinh dưỡng trẻ em và tham nhũng ở mức gần như top ten của thế giới. Ngoài ra, Afghanistan còn là thành viên của Liên hợp quốcTổ chức Hợp tác Hồi giáoHiệp hội Hợp tác Khu vực Nam ÁNhóm 77Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phong trào Không liên kết. Nền kinh tế của Afghanistan là nền kinh tế lớn thứ 96 trên thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 72,9 tỷ USD theo mức nhập cảng tương đương; quốc gia này kém hơn nhiều về GDP bình quân đầu người (PPP), xếp thứ 169 trong số 186 quốc gia tính đến năm 2018 (Trích từ Wikipedia)

Sau đệ nhị thế chiến, sau khi Đức Quốc Xã và Phát Xít Nhật đầu hàng, Mỹ trở thành "Anh Cả" của thế giới tự do. tự cao tự đại tự cho mình là kẻ cả anh đại của cả thế giới, Mỹ nói gì làm gì cả thế giới phải nghe theo. Nhưng thực tế, trong thời gian ngồi trên chiến thắng vĩ đại này Mỹ đã mắc phải những sơ sót lỗi lầm chí tử hậu quả kéo dài cho đến ngày nay. Tổng Thống Truman đã tước bỏ binh quyền của tướng George Patton, vì Patton đề nghị sử dụng quân đội đồng minh phối hợp với quân Đức Quốc Xã còn lại tấn công Stalingrad ngay sau khi Đức đầu hàng. Chiến thắng Nhật xong, lại ngủ quên trên chiến thắng để Mao Trạch Đông chiếm toàn thể Trung Hoa Lục Địa năm 1949 dưới cái ô che Chủ Nghĩa Cộng Sản của Mạc Tư Khoa. Tiếp ngay sau năm đó, năm 1950, hồng quân của Tàu hỗ trợ cho Bắc Hàn tấn công Nam Hàn, Truman lại tước bỏ binh quyền của tướng Douglas MacArthur vì đề nghị tiến quân qua phía bắc sông Áp Lục và nếu cần sẽ dùng bom nguyên tử để trấn áp Tàu Cộng, khi mà quân Mỹ của MacArthur đã tiến đến sông Áp Lục biên giới giữa Tàu và Triều Tiên. Kết quả là Hội Nghị Bàn Môn Điếm năm 1953 chia đôi đất nước này. Rồi cũng tiếp ngay năm sau đó, năm 1954, lấy tư cách là "kẻ cả", Mỹ đã quyết định vĩ tuyến 17 thay vì Hội Nghị Geneve đã chọn vĩ tuyến 13 để chia đôi đất nước Việt Nam.
Tới đây là một bước ngoặt lịch sử để Mỹ có cái mỹ danh mới "cảnh sát quốc tế", "thực dân mới" và hậu quả là kẻ phản bội đồng minh cho đến bây giờ khi Afghanistan rơi vào tay Taliban.

No comments:

Post a Comment