Saturday, September 4, 2021

Đằng sau bức ảnh người lính Mỹ cuối cùng rời Afghanistan

Thiếu tướng Christopher Donahue bước lên máy bay rời khỏi Kabul, đánh dấu sự kết thúc cho 2 thập niên hiện diện của quân đội Mỹ ở Afghanistan.


Bức hình tướng Chris Donahue bước lên máy bay rời khỏi Afghanistan biểu tượng cho sự kết thúc của cuộc chiến, nhưng ý nghĩa thực sự khác xa với điều đó.

 

Người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi phi trường Kabul hôm 31/8 là một vị tướng quân đội - thiếu tướng Lục quân Christopher T. Donahue, chỉ huy Sư đoàn Dù 82.


See the source image

 

Vị tướng này chuẩn bị bước lên máy bay vận tải C-17, bỏ lại phía sau những ánh đèn le lói của phi trường Kabul giờ đã nằm trong tay Taliban. Hình ảnh này nhanh chóng lan truyền trên mạng như một biểu tượng kết thúc cuộc chiến kéo dài 20 năm của Mỹ ở Afghanistan.


image


Mặc dù đây là một hình ảnh gây nên những cảm xúc mạnh mẽ, nhưng ý nghĩa thực sự khác xa so với điều đó. Tướng Donahue có thể là người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Afghanistan, nhưng chắc chắn ông không phải là người Mỹ cuối cùng.

 

Có những người Mỹ khác vẫn ở lại Afghanistan, dù theo cách này hay cách khác, và trong tương lai rất có thể người Mỹ sẽ phải quay trở lại, theo Washington Post.

 

Trong khi chiến dịch di tản của quân đội Mỹ đã kết thúc, nhiều quốc gia khác và các tổ chức phi chính phủ vẫn tiếp tục hoạt động ở Afghanistan. Hình ảnh tướng Donahue rời đi mở ra một kỷ nguyên mới ở quốc gia này, giờ đây sẽ vắng bóng hoàn toàn quân đội và các nhân viên ngoại giao Mỹ.


See the source image

Vì vậy, bức hình với ánh sáng màu xanh lá này tượng trưng cho sự kết thúc của một nhiệm vụ, thay vì sự kết thúc của một cuộc chiến. Rất dễ để coi đây là hình ảnh biểu tượng cho sự kết thúc một chương bi kịch kéo dài trong lịch sử của cả Mỹ và Afghanistan, nhưng mọi thứ phức tạp hơn thế.

 

Hình ảnh "người lính cuối cùng trên mặt đất" đã khơi dậy cảm xúc về tinh thần trách nhiệm và thậm chí tinh thần hiệp sĩ. Cũng giống như việc thuyền trưởng là cuối cùng rời khỏi con tàu đang chìm, tướng Donahue là người lính cuối cùng bước lên máy bay khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan. Chiến tranh vẫn luôn tàn khốc và hỗn loạn, nhưng vào lúc này nó được thể hiện bằng sự dũng cảm của mỗi cá nhân. Điều đó là sự thật, nhưng cũng có những giới hạn.

Việc cuộc chiến được thu gọn về hình ảnh một nhân vật đơn độc sẽ tạo ra nhiều câu chuyện, đặc biệt là ý tưởng cho rằng lãnh đạo là một công việc cô đơn. Nó cũng gợi lại một câu chuyện phổ biến trong quân đội: Những người lính vẫn làm nhiệm vụ của họ để phục vụ những nhà lãnh đạo dân sự kém năng lực.

 

Trong trường hợp này, một vị tướng được thể hiện như một người lính bình thường, trung thành và thể hiện một thông điệp ngầm: Chúng tôi đã làm đúng vai trò và nhiệm vụ của mình, thành bại là một vấn đề chính trị, không phải quân sự.

 

image

Hình ảnh này đã gây xúc động mạnh mẽ và nhanh chóng lan truyền trên mạng Internet.


Khi chiến tranh ngày càng được thực hiện bởi máy móc và drone, người ta lại ngày càng muốn tán dương lòng dũng cảm của những cá nhân. Đây là một sự lãng mạn hóa đối với ý tưởng về cách những cuộc chiến được thực hiện trong quá khứ.

 

Khi tổng thống và các lãnh đạo quân đội Mỹ nói về năng lực chống khủng bố ở Afghanistan, ý của họ là sử dụng nhiều máy bay không người lái hơn, nhiều vệ tinh hơn và nhiều những quyết định được đưa ra cách xa chiến trường hàng nghìn cây số.

 

"Người lính cuối cùng" là hình ảnh khiến chúng ta tưởng rằng chiến tranh vẫn được diễn ra giữa những người lính, chứ không phải giữa một bên dồi dào về tiền bạc, máy móc và công nghệ còn bên kia là sự lỳ lợm và tàn nhẫn.

 

Cái kết cho cuộc chiến dài nhất của Mỹ


82nd Airborne Drops Into Latvia | Military News paratroopers military latvia army 82nd airborne division heavy drop onto normandy dz m777a2 82nd airborne division 82nd airborne 82nd 173rd airborne brigade GIF

Một năm sau khi Mỹ đưa quân tới Afghanistan, ông Andrew Card Jr, chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc dưới thời Bush, đã nói rằng: "Từ góc độ marketing, bạn không tung ra sản phẩm mới trong tháng 8".


"Sản phẩm mới" mà ông Card Jr. nhắc tới chính là cuộc chiến chuẩn bị diễn ra sau đó ở Iraq. Người dân Mỹ được quảng cáo rằng cuộc chiến này sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, nhưng không có gợi ý nào về sự trầy trật và đẫm máu xảy ra sau khi Saddam Hussein bị lật đổ.

 

Chiến tranh - trên góc độ một sản phẩm - luôn được quảng cáo là sẽ kết thúc với thắng lợi vào một ngày nào đó trong tương lai. Trong thế kỷ 20, có lẽ chỉ duy nhất cuộc chiến giữa Mỹ với Đức và Nhật Bản đã kết thúc theo cách này.

 

Cần nhiều hơn cả một sự ảo tưởng tập thể để tiếp tục tin vào lời quảng cáo này. Những câu chuyện về chủ nghĩa anh hùng có thể làm mờ đi suy nghĩ khách quan về mục đích, mục tiêu và hậu quả của một cuộc chiến tranh.

 

Hình ảnh tướng Donahue bước lên máy bay rời khỏi Kabul biểu tượng một tinh thần trách nhiệm đáng ngưỡng mộ và truyền tải những cảm xúc đầy mạnh mẽ. Nhưng nó không nói gì về hậu quả của chiến tranh, đối với những người Mỹ đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị ảnh hưởng tinh thần bởi những gì đã diễn ra trong suốt 20 năm qua.

 

image

Taliban kiểm soát phi trường Kabul ngay sau khi người Mỹ rời đi.

 

Hơn 2.400 quân nhân Mỹ và gần 50.000 dân thường Afghanistan đã thiệt mạng trong cuộc chiến kéo dài 20 năm, bên cạnh hàng chục nghìn thương vong khác của các nhà thầu cho quân đội Mỹ, quân đội và cảnh sát quốc gia Afghanistan, quân nổi dậy cũng như những người khác.


Hình ảnh này cũng không nói gì đến sinh mệnh của hàng triệu người Afghanistan, những người không có quyền quyết định nào, và đối với họ thì đây được cho là một chuyến viếng thăm không mong muốn và tràn đầy bi kịch.

Sơn Trần -  Andy Van

No comments:

Post a Comment