Wednesday, August 18, 2021

CẤP CHỈ HUY TALIBAN AI SẼ LÀNGƯỜI CAI TRỊ AFGHANISTAN Jason Burke (Thứ Ba 17 tháng Tám 2021 0:00 EDT)

Mullah Abdul Ghani Baradar, centre, the Taliban’s deputy leader, at a peace conference in Moscow in March 2021. Photograph: Reuters

Sau chiến thắng chớp nhoáng, rất ít dấu hiệu cho thấy họ (Taliban) sẽ thay đổi đức tin tuyệt đối Hồi giáo của họ.

Lần cuối cùng, nhóm Hồi giáo qúa khích Taliban lên nắm quyền cai trị Afghanistan vào năm 1996. Lúc đó chưa ai đặt ra câu hỏi, họ sẽ thiết lập chế độ nào (dân chủ, cộng sản…)? và ai sẽ là người nắm quyền? Họ chỉ đưa người vào những khoảng trống (để làm việc), và Mullah Mohammed Omar, một giáo sĩ cô độc, người lãnh đạo phong trào (Hồi giáo) từ lúc bắt đầu hai năm trước lên nắm quyền.
Lúc đó, thủ đô Kabul có cái vỏ bọc (bề ngoài) xơ xác, đói khát, dân cư thưa thớt, gần như không có các hoạt động kinh tế (buôn bán…), không có điện thoại. Phương tiện chuyên chở cộng cộng được người Nga (đang cai trị Afghanistan) đem qua những chiếc xe cũ, hoặc xe bus sản xuất từ Đức trong thập niên 1970. “Chính quyền” Taliban có thể áp dụng tất cả mọi luật lệ nào họ muốn (lên đầu người dân Afghanistan).
Nhưng hoàn cảnh bây giờ khác hơn (năm 1996). Nhóm Hồi giáo Taliban bị quân đồng minh dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đánh đuổi ra khỏi các thành phố ở Afghanistan, sau vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín (9/11) năm 2001. Thủ đô Kabul trở nên sầm uất, dân cư đông đảo, nhiều xe cộ gây nên nạn kẹt xe với dân số lên đến 5 triệu người. Phần còn lại của Afghanistan cũng theo đó thay đổi. Trước hoàn cảnh mới này, nhiệm vụ cho giới lãnh đạo sẽ khó khăn, phức tạp hơn.
Nhưng, một câu hỏi lớn được nêu lên. Ai sẽ là người cai trị (lãnh đạo) Afghanistan? Có thể nói, nhân vật đứng đầu trên bảng phong thần chính là lãnh tụ số một trong hàng ngũ Taliban, Haibatullah Akhunzada, nhà giáo dục luật đạo Hồi 60 tuổi, lên nắm quyền chỉ huy Taliban sau khi người tiền nhiệm Akhtar Mansour bị phi cơ không người lái (drone) Hoa Kỳ giết chết gần biên giới Pakistan năm 2016.
 
Akhunzada lớn lên ở Panjwai, một quận ngoại ô Kandahar (thành phố lớn ở Afghanistan). Như hầu hết các nhân vật cao cấp trong hàng ngũ Taliban, ông ta thuộc nhóm Pashtun, cộng đồng sắc dân lớn (đông) nhất ở Afghanistan. Trong lịch sử (Afghanistan) tự cho họ có quyền cai trị quốc gia. Trong thập niên 1980, Akhunzada chống kẻ thù xâm lược Nga Sô lúc còn là một thanh niên trẻ học đạo gần nhà (Kandahar). Nhóm học sinh trường đạo này cùng với các giáo sĩ đạo Hồi sau này trở thành nồng cốt cho nhóm hồi giáo qúa khích Taliban. Ông ta cũng theo học trường đạo khác ở Afghanistan và nước láng giềng Pakistan, sau này trở thành “Cố Vấn” chính của Mullah Omar về tôn giáo (Mullah Muhammed Omar 1960 – 23/04/2013, người sáng lập, lãnh tụ đầu tiên của Taliban. Chết vì bệnh lao, Taliban dấu cái chết của ông ta cho đến năm 2015 mới công bố. vđh), cuối cùng được phong “Sheikh Ulhadith” (học giả uyên bác về Hồi giáo).
Ttrong thập niên vừa qua, Akhunzada đóng vai trò nhân vật hàng đầu (của Taliban) trong các phán quyết về tôn giáo, giải quyết (cắt nghĩa) các vấn đề gai góc như tấn công tự sát (đánh bom tự sát), hoặc “quyền” chiến đấu cho đất nước Hồi giáo, thiết lập sự hiện diện ở Afghanistan. Ngoài ra ông ta giảng dậy “chuyên khoa” cho các trường Hồi giáo.
Được biết là người thầm lặng, Akhunzada được xem là một ứng cử viên “hy vọng” khi được Hội Đồng Lãnh Đạo Taliban phong chức “Emir”, chỉ huy quân sự trước một chục ứng cử viên năm 2016. Ông ta đã chứng tỏ khả năng, giải quyết vấn đề tốt hơn những người khác, các phân tích gia cho rằng ông ta có thể thương thuyết với người Hoa Kỳ, và tài lãnh đạo chỉ huy.
Taliban đã từ lâu, mong mỏi dân chủ, dường như họ sẽ xóa bỏ hiến pháp Afghanistan năm 2004 và tuyên bố “Emirate” (Vương quốc) thay vỉ chế độ “Cộng Hòa” (Republic) hiện thời. Điều này có nghĩa “Emir Ul Momineen” (Lãnh tụ của sự tin tưởng) Akhunzada, sẽ đương nhiên lên nắm quyền (ông ta đã được phong Emir năm 2016).
Nhưng Taliban vẫn chưa phải là một khối đồng nhất, ngay cả vị “Emir” vẫn chưa chắc được sự trung thành tuyệt đối. Hội Đồng Lãnh Đạo (quân sự), được biết đến dưới tên gọi “Quetta Shura” Quetta là tên một thành phố ở hướng tây Pakistan, nơi nhiều cấp chỉ huy Taliban nương náu (có thể gọi Quetta Shura là bộ Tổng Tham Mưu của Taliban). Mỗi cấp chỉ huy có cách làm việc (hoạt động) riêng biệt, hệ thống liên lạc với những người trong đường dây, sự liên lạc ngoài Afghanistan…
Hiện tại, Akhunzada có ba viên phụ tá (phó), phần hành, nhiệm vụ khác nhau. Những người này có thể được trao cho quyền hành trong chính quyền Taliban, có thể đóng vai trò Thủ Tướng hoặc tương tự.
Người được biết đến nhiều nhất là Mullah Abdul Ghani Baradar trong lứa tuổi đầu 50s. Ông ta là một trong số vài chục người đầu tiên, nguyên thủy, hội viên của Taliban, hiện đang đứng đầu phòng Chính Trị. Tên của ông ta có nghĩa là “anh em” (brother), được người sáng lập Mullah Omar (chết năm 2013) để ý. Baradar bị ngồi tù tám năm ở Pakistan, sau khi bị bắt năm 2010 ở Karachi, thành phố hải cảng nơi phiá nam Pakistan, nhưng được thả ra (có thể một yêu cầu từ Washington ‘chính quyền Hoa Kỳ’), để khuyến kích đàm phán giữa người Hoa Kỳ và “phong trào” (Taliban). Sau đó, ông ta trở nên vị đại sứ “trưởng” dự nhiều cuộc đối thoại với viên chức các “cường quốc” trong khu vực như Trung Cộng và Pakistan, lãnh tụ các phong trào Hồi giáo khác, nói chuyện trên điện thoại với Tổng Thống Trump.
Viên phụ tá thứ hai là Mullah Mohammad Yaqoob, con trai của Mullah Omar, người vừa lên nắm quyền chỉ huy “quân sự” của Taliban, được xem như “đạo diễn” xuất sắc chiến dịch “Tổng Tấn Công” nhanh chóng, đưa Taliban trở lại nắm chính quyền.
Yaqoob, người được cho là còn rất trẻ trong lứa tuổi giữa 30, đã được dự trù đưa lên làm lãnh tụ tối cao của phong trào 5 năm về trước, nhưng ông ta quyết định, yểm trợ ứng cử viên Akhunzada vì lý do còn qúa trẻ, chưa đủ kinh nghiệm chiến trường. Theo lời một cấp chỉ huy Taliban, có mặt khi Mansour được chọn lên thay lãnh tụ Mullah Omar (chết vì bệnh lao trong năm 2016).
Nhân vật thứ ba, có thể là người ảnh hưởng nhiều nhất, viên phụ tá làm các cơ quan tình báo Tây phương lo ngại nhất.
Sirajuddin Haqqani, con trai cûa cố lãnh tụ Jalaluddin Haqqani, cựu chiến binh trận chiến với quân đội Nga Sô. Ông ta đã xây dựng một lực lượng chiến đấu hùng mạnh đóng quân dọc theo biên giới Pakistan-Afghanistan. Hệ thống Haqqani yểm trợ Taliban năm 2001 và đã bị đổ thừa (kết tội) cho nhiều trận tấn công trong thủ đô Kabul và những nơi khác. Được trao nhiệm vụ quản lý nguồn tài chánh, quân dụng của Taliban từ nơi trú ẩn an toàn trong những khu vực bộ lạc tự trị ở Pakistan, Haqqani có thể trong lứa tuổi 40, có sự quan hệ mật thiết với các cấp chỉ huy quân khủng bố Al-Qaeda, và viên chức tình báo Pakistan. Tên tuổi ông ta nằm trong danh sách tội phạm nguy hiểm bị truy lùng của cơ quan Điều Tra Liên Bang Hoa Kỳ (FBI).
Cả ba nhân vật kể trên đều được “phân tích gia” cho là sẽ đóng vai trò quan trọng trong chính quyền mới trong thủ đô Kabul.
“Họ là những người đầy kinh nghiệm, đã sống sót qua hàng chục năm chiến tranh. Họ nắm chiếc thẻ, quân bài (cards) của họ nơi ngực của họ” theo lời một quan sát viên người Afghanistan, xin được dấu tên.

Fort Hays State University
Department of Computer Science
Dallas, Texas Aug. 18, 2009
vđh

No comments:

Post a Comment