Sunday, August 22, 2021

TALIBAN TRỞ VỀ LÀ MỘT BẤT HẠNH LỚN CHO PHỤ NỮ Lynsey Addario (16 tháng Tám 2021)


Phụ nữ Afghanistan đã tranh đấu tận lực cho sự tự do của họ và đã gặt hái được nhiều thành công. Ngày hôm nay, rất có thể họ sẽ mất tất cả.

Là một phóng viên chụp ảnh ở Afghanistan hai thập niên, tôi đã chứng kiến phụ nữ quốc gia này đã tranh đấu tận lực như thế nào cho sự tự do của họ và họ đã gặt hái được những gì. Nhưng hiện nay, họ đang đứng trước nguy cơ… mất tất cả.

Một buổi sáng mùa hè năm 1999, Shukriya Barakzai thức giấc và cảm thấy lên cơn sốt, chóng mặt. Theo luật lệ Taliban (luật Sharia, luật pháp xưa trong đạo Hồi, rất khắt khe đối với phụ nữ), bà ta cần một “Maharram”, người đàn ông bảo vệ, đi theo khi ra khỏi nhà, (trong trường hợp này… đi bác sĩ, hay nhà thương). Chồng bà ta đã đi làm, và họ không có con trai. Do đó, bà ta cạo đầu đứa con gái hai tuổi, mặc quần áo con trai để qua “thủ tục Maharram” (đàn ông bảo vệ) rồi choàng lên người áo “burka” (áo choàng từ đầu đến chân chỉ chừa đôi mắt, phụ nữ Hồi giáo mỗi khi đi ra ngoài). Bà ta cũng phải che móng tay sơn mầu đỏ mà đạo Hồi ngăn cấm. Sau đó Shukriya Barakzai nhờ một bà hàng xóm đi kèm theo đến phòng khám bệnh của một bác sĩ  trong trung tâm thành phố (thủ đô) Kabul.

Khoảng 4:30 chiều, họ ra khỏi phòng mạch bác sĩ với toa thuốc. Khi họ đang trên đường đi đến một nhà thuốc tây, một xe chở quân Taliban bộ Tuyên Truyền ngừng lại đằng sau họ. Nhóm “tự vệ” này thường lái xe pickup đi tuần quanh thành phố Kabul, để ý những ai (tất cả mọi người) “làm xấu” công cộng để trừng phạt tội “phạm tội tư tưởng không tốt”.

Đám đàn ông nhẩy ra khỏi xe pickup, dùng dây cáp (cable) đánh Barakzai lien tục cho đến khi bà ta ngã xuống, nhưng họ vẫn tiếp tục đánh (cho đã tay). Khi họ khi khỏi, bà khóc vì xấu hổ, chưa từng bị đánh đập như thế.

“Bà đã quen thuộc với những gì chúng tôi gọi là ác độc, dã man chưa?” Barakzai hỏi tôi câu hỏi đó trong lần nói chuyện mới đây. “Dường như họ không biết lý do, nhưng vẫn cố tình đánh đập bạn, gây đau đớn cho bạn, khinh thường bạn. Đó là những gì, hiện giờ họ đang thích thú. Ngay cả chuyện, họ không biết lý do tại sao.” 

 Một bé gái 11 tuổi phải học lén lút ở nhà năm 2020 trong tỉnh Ghazni

Bà ta (Barakzai) xem chuyện này như cuộc đổi đời, làm người tranh đấu (tự do cho phụ nữ). Trước khi thủ đô (Kabul) của Afghanistan đắm chìm trong trận nội chiến năm 1992. Barakzai đã từng theo học môn vậy lý trong viện đại học Kabul. Lúc đó Taliban là một nhóm tự vệ võ trang mới thành lập đi đến chiến thắng năm 1996. Sau đó phụ nữ Afghanistan không được phép đi học nữa. Khi bình phục qua sự đánh đập của Taliban, bà tổ chức những lớp học bí mật cho trẻ em gái trong khu vực gia đình bà đang sinh sống, khoảng 45 gia đình. Sau đó bà góp tay trong việc thảo bộ hiến pháp cho quốc gia Afghanistan, và làm nghị sĩ hai nhiệm kỳ.

Left: Female teachers attend a meeting about the reopening of schools at the Educational Headquarters building in Kandahar, Afghanistan, December 19, 2001. Right: Afghan Hazara students attend the Marefat School on the outskirts of Kabul, April 10, 2010.

Schoolgirls in Kandahar, Afghanistan, February 7, 2009. The previous November, 16 girls had been sprayed with acid by Taliban sympathizers while walking to school there. Most resumed attending, despite constant threats to their safety.

Lần đầu tiên đến Afghanistan trong tháng Năm, 2000, lúc đó tôi 26 tuổi. Tôi đang sống ở Ấn Độ làm phóng viên cho các vấn đề liên quan đến phụ nữ trong khu vực phiá nam Á châu, và rất muốn biết về đời sống phụ nữ Afghanistan dưới chế độ Taliban. Sau đó Afghanistan lại trồi lên sau 20 năm chiến tranh, bắt đầu với ách thống trị của người Nga Sô, sau đó là trận nội chiến làm cho cơ cấu hành chánh thủ đô Kabul gần như xụp đổ. Trong giữa thập niên 1990, nhóm Hồi giáo Taliban hứa hẹn sẽ kết thúc bạo lực, và nhiều người Afghanistan đã kiệt lực qua những trận chiến tranh, đã buông xuôi, không chống đối nhóm bảo thủ Hồi giáo (Taliban). Nhưng hòa bình đã lấy mất nhiều vấn đề xã hội, chính trị và tự do tôn giáo.

Khi tôi đến Afghanistan lần đầu, Taliban đã ban hành, áp dụng luật Hội giáo Sharia, một bộ luật xưa rất khắt khe. Phụ nữ bị ngăn cấm trong việc giáo dục (đi học), chỉ một số rất ít được phép hành nghề y khoa (sản khoa chẳng hạn, cần đàn bà). Đàn bà không được phép làm việc (đi làm) ngoài công việc nhà và đi đâu cũng phải có người đàn ông trong gia đình đi theo. Phu nữ khi đi ra ngoài bị bắt buộc phải trùm khan, quần áo Burka (trùm kín từ đầu đến chân chỉ chừa đôi mắt), để không ai có thể nhận diện người phụ nữ nơi công cộng. Đa số những phụ nữ có ăn học đã bỏ trốn qua Pakistan và những quốc gia khác.

Là một phụ nữ độc than, tôi cần một phương cách để đi lại trong nước Afghanistan. Có một “ông chồng” và chụp ảnh kín đáo (chụp ảnh những chuyện sống động bị ngăn cấm ở Afghanistan). Tôi liên lạc với cơ quan Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề Tỵ Nạn, một trong vài cơ quan vẫn còn hoạt động ở Afghanistan, và chương trình giúp ngưòi tàn tật vì chiến tranh (dẫm phải mìn…). Những cơ quan này cử người (đàn ông) đi với tôi, cùng với tài xế và người thông ngôn, đi thăm các tỉnh Ghazni, Logar, Wardak, Nangarhar, Herat và Kabul, dhụp ảnh và phỏng vấn các phụ nữ. Là một phụ nữ phóng viên nhiếp ảnh, tôi được tự do gần gủi với các phụ nữ hơn đám đàn ông tháp tùng. Trong nển văn hóa Afghanistan, có những nơi cấm đàn ông không được vào.

Từ tháng Năm 2000 cho đến tháng Ba 2001, trong ba chuyến du hành, cùng với máy chụp ảnh, tôi đã thăm viếng mhiều tư gia, bệnh viện dành cho phụ nữ, những trường học bí mật cho con gái. Tôi bí mật tham dự những đám cưới mà đàn ông trang sức như phụ nữ, sơn móng tay… Đó là phong tục từ xưa, bị ngăn cấm rất gắt gao, xử tử tại chỗ (Taliban, luật Sharia tối kỵ đồng tính).

Before the Taliban rose to power, these four women had worked. In May 2000, when these photos were taken, Afghan working women were relegated to a life at home.


 


Left: Two girls at a salon, dressed up and made up for a relative's wedding in Kabul, 2009. Right: An underground wedding celebration in Herat, March 2001. The group danced to the Titanic soundtrack and Iranian music.

Có lẽ cuộc sống thầm lặng dưới thời đại Taliban xâm chiếm tân hồn tôi hơn tất cả. Rất ít xe cộ đi lại, không có âm nhạc, không TV, không điện thoại, và không đừng lại ngoài đường nói chuyện. Đường phố bụi bặm đầy rẫy góa phụ, những người đã mất chồng trong những trận chiến tranh vừa qua. Họ không được đi làm việc, cuộc sống bám víu của họ nhờ vào phương cách duy nhất là ăn xin ngoài đường. Người dân sống trong sợ hãi, kể cả lúc ở trong nhà cũng như khi ra ngoài đường phố. Những đấng mày râu, tu mi nam tử, những người đủ can đảm đi ra ngoài thường ăn nói nhỏ nhẹ, sợ làm “người Taliban” nổi giận, với lý do rất đơn giản như râu cầm chưa đủ dài (đối với đàn ông) hoặc chiếc áo choàng Burka chưa đủ dài (đối với phụ nữ), và đôi khi không có lý do nào cả… họ muốn đánh đập người nào cũng được, vì… chướng mắt. Những trận đấu (bóng tròn) trong sân vận động Ghazi, thủ đô Kabul đã được thay thế bằng những buổi hành quyết (tử hình) sau buổi cầu nguyên ngày thứ Sáu (hàng tuần). Viên chức Taliban thường xử dụng xe ủi đất, hoặc chiến xa ủi xập bức tường đè lên người những ai bị khép tội đồng tính (gays). Kẻ trộm cắp bị xử chặt tay, tội ngoại tình sẽ bị xử ném đá cho đến chết.

Farzana, a woman who tried to take her own life by self-immolation after being beaten by her in-laws, stands with the help of her mother, preparing to go to a private clinic in Herat, in August 2010.

Left: Rika, whose stepmother poured acid on her face when she was a girl, applies makeup in her room at the shelter run by Women for Afghan Women in Kabul, May 2014. Right: Fifteen-year-old Hanife’s mother helps care for her in the burn center of the Herat Regional Hospital, August 2010. Hanife tried to commit suicide by self-immolation after being beaten by her mother-in-law.

Maida-Khal, 22, cries out in her cell after the release of another inmate from Mazar-e Sharif prison. When Maida-Khal was 12, she was married to a man about 70 years old who was paralyzed. Unable to carry her husband, she was beaten by his brothers. When she asked for a divorce, she was imprisoned.

Trong những chuyến đi thăm đó, tôi được chứng kiến sức mạnh và sự chịu đựng của người phụ nữ Afghanistan. Tôi thường băn khoăn tự hỏi, chuyện gì sẽ đến với quốc gia Afghanistan nếu chế độ Taliban xụp đổ. Tôi mường tượng (hy vọng) rằng những người đàn ông, đàn bà trên xứ này, những người đã chia xẻ với tôi tình bạn thân thiết, vui buồn, và sức mạnh để làm việc, và những người đã phải rời bỏ quê hương có thể trở về sống bên mái ấm gia đình.

Vài tháng sau vụ khủng bố ngày 11 tháp Chín năm 2001, Hoa Kỳ đưa quân sang xâm chiếm Afghanistan. Chế độ Taliban xụp đổ, phụ nữ (Afghanistan) nhanh chóng, chứng tỏ rất có giá trị trong nỗ lực tái thiết và làm việc cho quốc gia. Rất nhiều lạc quan, cương quyết, và tin tưởng nhìn về tương lai. Tuy nhiên, mặc dầu hình bóng Taliban đã tan biến, ra khỏi các thành phố nhưng nhiều “giá trị bảo thủ” của họ đã mọc rễ trong xã hội Afghanistan vẫn phảng phất đâu đó.

Tôi chụp nhiều hình ảnh quân Taliban bị đẩy luì ở Kandahar vào cuối năm 2001, sau đó quay trở lại Afghanistan hơn chục lần nữa trong vòng hai thập niên  (2000-2020). Từ Kabul đi Kandahar, đến Herat, đến Badakhshan, tôi chụp ảnh các em gái được đến trường, tốt nghiệp đại học, tập sự y khoa, làm phụ sản, tranh cử Quốc Hội, làm việc trong chính quyền, lái xe, được huấn luyện làm cảnh sát, đóng phim, làm phóng viên báo chí, thông dịch viên, phát ngôn viên đài truyền hình, làm việc cho các tổ chức quốc tế. Nhiều người vừa đi làm vừa chăm sóc gia đình, làm người vợ, người mẹ rất hiệu qủa.

 

Left: Afghans displaced from the village of Garooch by NATO attacks in a camp in the Metalan desert, February 14, 2009. Right: Rabia, a victim of bombing in Helmand province, sits in a refugee camp on the outskirts of Kabul, December 17, 2008. Rabia lost a leg in the bombing; her husband and son were both killed in the attack, which occurred during a clash between the Taliban and NATO troops.

Christina Oliver, 25, an American Marine, takes off her helmet to show an Afghan girl that she is a woman. Oliver was part of an operation to clear out Taliban from the area in preparation for parliamentary elections in southern Marjah, Afghanistan, in September 2010.

Một người tôi đã gặp trong các chuyến đi thăm là Manizha Naderi, người đồng sáng lập hội Phụ Nữ (cho) Phụ Nữ Afghanistan. Sau hơn một thâp niên ở Afghanistan, tổ chức của bà ta thiết lập một mạng lưới (hệ thống) nhà tạm trú và các dịch phụ cố vấn, hướng dẫn pháp luật cho phụ nữ Afghanistan gặp phải khó khăn gia đình, bị bạo hành, hoặc bị giam cầm vô lý, không có luật sư biện hộ. Naderi hiện đang sống với gia đình ở New York. Tôi hỏi bà ta, bà có nghĩ rằng cuộc sống của phụ nữ Afghanistan có tốt hơn, qua hai thập niên?

“Chắc chắn”, bà ta trả lời “Trước khi Hoa Kỳ đến (xâm lăng) Afghanistan, chẳng có gì cả, không có cơ cấu tổ chức, không có hệ thống pháp luật bảo vệ (phụ nữ), không được đi học. Và trong hai thập niên qua, tất cả vấn đề đó đã được tái lập trở lại trên khắp đất nước, từ vấn đề giáo dục, lập pháp, cho đến xã hội, kinh tế… nếp sinh hoạt của phụ nữ tiến triển trên mọi lãnh vực. Không phải chỉ riêng phụ nữ, nói tổng quát Afghanistan tiến bộ rất nhiều.”

In March 2014, Afghan women register to vote in presidential elections at a center run by the Afghan Independent Electoral Commission in Shah Shaheed, Kabul.

 Left: Shukriya Barakzai campaigns for parliamentary elections in front of Kabul University, 2005. Right: Fawzia Koofi, a parliamentarian, meets with constituents in her home, April 2010.

Tình trạng bây giờ, lẽ dĩ nhiên các thành qủa gặt hái được đang … biến đi. Tuần trước, nhóm võ trang Hồi giáo Taliban đã chiếm được gần hết các thành phố lớn, và hôm qua họ đã vào đến thủ đô Kabul, Tổng Thống Afghanistan Ashraf Ghani đã trốn ra khỏi nước. Taliban đã mở cửa các nhà tù, phóng thích hàng ngàn người, đuổi phụ nữ đang làm việc về nhà, trẻ em gái cũng bị đuổi ra khỏi trường học. trên đường tiến vào thủ đô Kabul, họ đã đập phá các nhà thương, bệnh viện, giết thường dân, và hàng ngàn thường dân Afghanistan phải rời bỏ nhà cửa. Có nguồn tin nói rằng, Taliban cưỡng ép phụ nữ trong những làng họ chiếm được phải lấy người của họ (họ chối bỏ điều này).

Fort Hays State University

Department of Computer Science

Dallas, Texas 08/22/2021

vđh

 

1 comment:

  1. Victor Doan
    Bài biết thật hay để diễn ta xã hội của chính quyền Taliban quá tàn độc khắc nghiệt đặc biệt là nữ giới. Đây không phải là cuộc sống mà là một địa ngục trần gian. Đã qua những thời gian dài sống dưới một chế độ như vậy thì tại sao những người Afghanistan không chịu chiến đấu hết mình để bảo về cho tự do và vợ con họ? Mà lại dễ đang thật bại không chiến đấu hết lòng. Và người Mỹ thật đáng hô thẹn khi đã không tận diệt được đám Taliban khát máu thoái hóa này ra khỏi loài người.

    ReplyDelete