Cơ hội cho Việt Nam?
Sự
kiện giàn khoan Trung Quốc chiếm lĩnh vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam từ ngày 2 tháng Năm là cơ hội cho Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn trên
mặt trận ngoại giao, đồng thời cũng là cơ hội để giới lãnh đạo thay đổi
cái não trạng, cái tư duy về
nước bạn 16 chữ vàng 4 tốt này.
Tiến
sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng
Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ
chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, khẳng định như vậy trong cuộc trao
đổi với phóng viên Thanh Trúc. Ông cho biết thêm:
TS Đinh Hoàng Thắng: Rõ ràng từ một tuần nay, trên mặt trận ngoại giao, không riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng thế.
Đầu
tiên là đại sứ Trung Quốc lên CNN để
xuyên tạc và bôi nhọ Việt Nam như thế nào thì tin tức quốc tế đã đưa
rồi. Phó đại sứ Trung Quốc ở Indonesia cũng lên truyền thông viết bài đã
kích Việt Nam như thế nào. Cái mà Trung Quốc tập trung trên mặt trận dư
luận trong tuần qua là biến mình từ một tác nhân gây chuyện thành một
nạn nhân, đặc biệt lấy cớ là có những vụ biểu tình đập phá để biến mình
thành nạn nhân.
Cái
biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái
rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái
vi phạm của Trung Quốc.
-TS
Đinh Hoàng Thắng
Việt
Nam thì nhân chuyện thủ tướng đi sang Philippines ông đã có bài phát
biểu rất cương quyết rất thẳng thắn và đã lên án Trung Quốc khá nặng.
Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên bởi vì ở ASEAN thì ông cũng đã nói
nhưng mà ở Philippines thì cường độ nặng hơn và rõ ràng hơn. Thế rồi
ngoại trưởng Việt Nam cũng vừa điện đàm với ngoại trưởng Mỹ và nội dung
điện đàm được hai bên công khai là phía Việt Nam hưởng ứng yêu cầu của
phía Mỹ muốn tăng cường những cuộc thăm của các hạm đội hải quân Mỹ ở
các cảng biển của Việt Nam.
Tất
cả những biểu hiện ấy cho thấy trên mặt trận ngoại giao từ thủ tướng
đến phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng đã có những hoạt động rất tích cực
để không chỉ tố cáo và xiển dương chính nghĩa mà với Hoa Kỳ cũng đã có
sự phối hợp hành động.
Thanh Trúc: Thưa
tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, có phải ông muốn nói sự kiện giàn khoan Trung
Quốc, nay ở ngay trong vùng biển Việt Nam, buộc giới lãnh đạo phải thay
đổi cách nghĩ và phải tìm ra chính sách đối phó hữu hiệu hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi
muốn nói cái mọi người có thể thấy rõ nhất là những biểu hiện công
khai. Lần lượt tất cả những vị đứng đầu đảng, nhà nước, quốc hội đều có
tuyên bố rõ ràng về vấn đề lên án và phê phán Trung Quốc. Kể cả ông chủ
tịch nước lẫn ông thủ tướng đều lần đầu tiên khẳng định Việt Nam có thể
tính đến khả năng đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Cái biểu hiện
ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể
hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của
Trung Quốc mà không có thay đổi gì cả.
Còn gọi thế nào là đủ thì cái này cũng khó. Chúng ta thật ra cũng chưa biết ý đồ
sâu xa của Trung Quốc là còn dấn lên tới đâu nữa.
Sự
kiện giàn khoan Trung Quốc chiếm lĩnh vùng đặc quyền kinh tế của Việt
Nam từ ngày 2 tháng Năm là cơ hội cho Việt Nam tranh thủ hậu thuẫn trên
mặt trận ngoại giao, đồng thời cũng là cơ hội để giới lãnh đạo thay đổi
cái não trạng, cái tư duy về
nước bạn 16 chữ vàng 4 tốt này.
Tiến
sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên đại sứ Việt Nam tại Hà Lan, nguyên trưởng
Nhóm Tư Vấn Lãnh Đạo Bộ Ngoại Giao Việt Nam, hiện là thành viên của tổ
chức Minh Triết Làm Chủ Biển Đông, khẳng định như vậy trong cuộc trao
đổi với phóng viên Thanh Trúc. Ông cho biết thêm:
TS Đinh Hoàng Thắng: Rõ ràng từ một tuần nay, trên mặt trận ngoại giao, không riêng Việt Nam mà cả Trung Quốc cũng thế.
Đầu
tiên là đại sứ Trung Quốc lên CNN để
xuyên tạc và bôi nhọ Việt Nam như thế nào thì tin tức quốc tế đã đưa
rồi. Phó đại sứ Trung Quốc ở Indonesia cũng lên truyền thông viết bài đã
kích Việt Nam như thế nào. Cái mà Trung Quốc tập trung trên mặt trận dư
luận trong tuần qua là biến mình từ một tác nhân gây chuyện thành một
nạn nhân, đặc biệt lấy cớ là có những vụ biểu tình đập phá để biến mình
thành nạn nhân.
Cái biểu hiện ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của Trung Quốc.
-TS Đinh Hoàng Thắng
Việt
Nam thì nhân chuyện thủ tướng đi sang Philippines ông đã có bài phát
biểu rất cương quyết rất thẳng thắn và đã lên án Trung Quốc khá nặng.
Tất nhiên đây không phải lần đầu tiên bởi vì ở ASEAN thì ông cũng đã nói
nhưng mà ở Philippines thì cường độ nặng hơn và rõ ràng hơn. Thế rồi
ngoại trưởng Việt Nam cũng vừa điện đàm với ngoại trưởng Mỹ và nội dung
điện đàm được hai bên công khai là phía Việt Nam hưởng ứng yêu cầu của
phía Mỹ muốn tăng cường những cuộc thăm của các hạm đội hải quân Mỹ ở
các cảng biển của Việt Nam.
Tất
cả những biểu hiện ấy cho thấy trên mặt trận ngoại giao từ thủ tướng
đến phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng đã có những hoạt động rất tích cực
để không chỉ tố cáo và xiển dương chính nghĩa mà với Hoa Kỳ cũng đã có
sự phối hợp hành động.
Thanh Trúc: Thưa
tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, có phải ông muốn nói sự kiện giàn khoan Trung
Quốc, nay ở ngay trong vùng biển Việt Nam, buộc giới lãnh đạo phải thay
đổi cách nghĩ và phải tìm ra chính sách đối phó hữu hiệu hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Tôi
muốn nói cái mọi người có thể thấy rõ nhất là những biểu hiện công
khai. Lần lượt tất cả những vị đứng đầu đảng, nhà nước, quốc hội đều có
tuyên bố rõ ràng về vấn đề lên án và phê phán Trung Quốc. Kể cả ông chủ
tịch nước lẫn ông thủ tướng đều lần đầu tiên khẳng định Việt Nam có thể
tính đến khả năng đưa Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế. Cái biểu hiện
ra bề ngoài như một đường lối một chủ trương như vậy là cái rất mới, thể
hiện lập trường của Việt Nam ngày càng tăng lên so với cái vi phạm của
Trung Quốc mà không có thay đổi gì cả.
Còn gọi thế nào là đủ thì cái này cũng khó. Chúng ta thật ra cũng chưa biết ý đồ
sâu xa của Trung Quốc là còn dấn lên tới đâu nữa.
Được đằng chân, lân đằng đầu
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng quan sát các binh sĩ Việt Nam vận hành hệ thống
điều khiển tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo, trong chuyến thăm
tiểu đoàn tên lửa phòng không 64 thuộc sư đoàn phòng không 361 đóng tại
Hà Nội , hôm 13/01/2014.
Thanh Trúc: Nhiều người nghĩ Trung Quốc được đằng chân sẽ lân đằng đầu, ngoài mặt trận ngoại
giao như ông nói thì Việt Nam còn có thể làm gì hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng
ta không nên nhìn việc hạ đặt giàn khoan 981 như một hiện tượng đơn lẻ
mà phải nhìn nó trong một chuỗi các hành động, một bước trong hàng loạt
các chính sách mà mục tiêu cao nhất là để Trung Quốc xóa nhòa trước dư
luận thế giới về việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, biến mình từ một
kẻ đi gây sự thành một nạn nhân. Đó là đường lối rất nhất quán của Trung
Quốc và phải nói họ có nhiều việc làm để hỗ trợ cho cái đó.
Như
vậy về phía Việt Nam vũ khí ở đây là gì? Trước mắt cho đến nay mà nói
hành động quân sự là chưa thể tính đến. Mặc dầu có những người trách
nhiệm trong chính quyền cũng nói rằng Việt Nam sẽ tận dụng mọi phương
tiện mọi biện pháp để giải quyết vấn đề này, chứ còn vấn đề độc lập dân
tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề biển đảo là không thể đem ra đổi
chác, không thể có một nhân nhượng nào hết. Tôi thấy như vậy là quyết
tâm của lãnh đạo Việt Nam rất cao.
Thanh Trúc: Xin
ông đừng quên là trước giờ nhà nước Việt Nam không cho phép người dân
biểu tình chống Trung Quốc. Mặt khác, ông thấy những cuộc biểu tình
biến thành bạo loạn ngày 13 và 14 liệu có gây khó khăn cho nền kinh tế
Việt Nam không?
Trong
cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn
làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Việc
gây bạo loạn thì cái đó cho tới bây giờ mọi người Việt Nam, tôi nghĩ
người Việt Nam bên ngoài người ta cũng biết, rằng đây không phải là
những người trong hàng ngũ biểu tình, lại càng không phải là những người
Việt Nam yêu nước. Là vì những vụ biểu tình vừa rồi tôi cũng có tham
gia thì tôi biết người ta đi rất có trật tự rất có ý thức chứ không ai
lại đi đập phá để riot (bạo loạn) như vậy cả. Đây chắc chắn là có những
hành động mờ ám, có những bàn tay tổ chức. Ai thì chắc chắn cơ quan an
ninh của Việt Nam biết, vấn đề là người ra có đưa ra xử hay không thì
tôi không biết. Tôi chắc chắn những người này không phải là những người
yêu nước và như vậy họ đang tiếp tay cho
Trung Quốc. Từ việc hạ đặt giàn khoan, từ việc có những hành động bạo
loạn trong nước dẫn đến chuyện Trung Quốc rút người rồi rút công ty về,
thì cái này họ muốn gây một hình ảnh xấu trước quốc tế về Việt Nam là
một đất nước không ổn định, một đất nước thích bạo lực, thích đập phá.
Như
vậy, về mặt âm mưu của Trung Quốc thì không thể kể xiết được. Việt Nam
đã là nạn nhân nhiều năm trước đây, hàng ngày ngư dân Việt Nam vẫn bị
đập phá bị chèn ép bị hăm dọa ở trên biển. Cho nên cũng không ngạc nhiên
khi nghe tin Trung Quốc tập trung quân ở biên giới.
Thế
còn có gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam không thì đương nhiên. Về mặt
phát triển kinh tế thì rõ ràng nền kinh tế của Việt Nam quá phụ thuộc
vào Trung Quốc. Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để
Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến
số khác.
Thanh Trúc: Ông cho rằng trong cái rủi có cái may, xin ông nói rõ hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Theo
tôi việc Trung Quốc đặt giàn khoan có nhiều vấn đề mới. Đây là lúc các
nhà lãnh đạo các nhà quản lý của Việt
Nam phải nhìn nhận lại vấn đề để mình sau này có cân đối cân bằng trong
phát triển. Còn đúng là nếu cứ theo cái đà này thì Trung Quốc bất cứ
lúc nào cũng có thể gây khó khăn.
Đối
với Việt Nam không phải chỉ vấn đề biểu tình như chị nói đâu, nó đặt ra
vấn đề quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ nay phải được nhìn nhận dưới một
góc độ khác. Nó sẽ ít tính cách tuyên truyền mà tiếng Anh gọi là “get to
the point” là nó phải đi vào cái nội dung của nó, đi vào cái thực chất
của nó. Tôi cho đây là một cái tốt bởi vì cách đây mấy năm khi Trung
Quốc hăm dọa, đe dọa tàu thuyền của ngư dân ngoài biển thì báo chí Việt
Nam chỉ được đưa rằng đây là
tàu lạ, nước lạ. Nhưng ngược lại bây giờ thì báo chí lại nói công khai
là âm mưu bành trướng, âm mưu xâm lược, âm mưu độc chiếm biển Đông. Tôi
nói trong cái rủi có cái may là vì Trung Quốc làm thế tự nhiên nó được
giải phóng, ở một mặt nào đó người Việt cái chuyển cái nhận thức.
Một
vấn đề nữa là ngay trong nhận thức sâu xa của người dân, trong nhận
thức sâu xa của lãnh đạo, người ta phải thấy rằng không thể quét cái
đống rác vào dưới cái tấm thảm mãi được mà đến lúc phải gọi sự việc đúng
tên của nó. Đây là thời điểm, đây là bước ngoặt để từ người dân đến nhà
lãnh đạo thay đổi cái não trạng, thay đổi cái tư
duy.
Thế
còn biểu tình thì nó là chuyện tự nhiên trong một xã hội dân sự, tất
nhiên Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn là một xã hội dân sự nhưng mà nó
phải tiến đến đó sớm hay muộn. Chính những hành động của Trung Quốc vừa
rồi mở ra nhiều khả năng, mở ra nhiều giải pháp, mở ra nhiều cái tư duy
để cho con người được suy nghĩ được hành động một cách khác nhau vì mục
đích cao cả nhất là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng.
Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng quan sát các binh sĩ Việt Nam vận hành hệ thống
điều khiển tên lửa phòng không S-300 do Nga chế tạo, trong chuyến thăm
tiểu đoàn tên lửa phòng không 64 thuộc sư đoàn phòng không 361 đóng tại
Hà Nội , hôm 13/01/2014.
Thanh Trúc: Nhiều người nghĩ Trung Quốc được đằng chân sẽ lân đằng đầu, ngoài mặt trận ngoại
giao như ông nói thì Việt Nam còn có thể làm gì hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Chúng
ta không nên nhìn việc hạ đặt giàn khoan 981 như một hiện tượng đơn lẻ
mà phải nhìn nó trong một chuỗi các hành động, một bước trong hàng loạt
các chính sách mà mục tiêu cao nhất là để Trung Quốc xóa nhòa trước dư
luận thế giới về việc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, biến mình từ một
kẻ đi gây sự thành một nạn nhân. Đó là đường lối rất nhất quán của Trung
Quốc và phải nói họ có nhiều việc làm để hỗ trợ cho cái đó.
Như
vậy về phía Việt Nam vũ khí ở đây là gì? Trước mắt cho đến nay mà nói
hành động quân sự là chưa thể tính đến. Mặc dầu có những người trách
nhiệm trong chính quyền cũng nói rằng Việt Nam sẽ tận dụng mọi phương
tiện mọi biện pháp để giải quyết vấn đề này, chứ còn vấn đề độc lập dân
tộc, vấn đề chủ quyền quốc gia, vấn đề biển đảo là không thể đem ra đổi
chác, không thể có một nhân nhượng nào hết. Tôi thấy như vậy là quyết
tâm của lãnh đạo Việt Nam rất cao.
Thanh Trúc: Xin
ông đừng quên là trước giờ nhà nước Việt Nam không cho phép người dân
biểu tình chống Trung Quốc. Mặt khác, ông thấy những cuộc biểu tình
biến thành bạo loạn ngày 13 và 14 liệu có gây khó khăn cho nền kinh tế
Việt Nam không?
Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến số khác.
-TS Đinh Hoàng Thắng
TS Đinh Hoàng Thắng: Việc
gây bạo loạn thì cái đó cho tới bây giờ mọi người Việt Nam, tôi nghĩ
người Việt Nam bên ngoài người ta cũng biết, rằng đây không phải là
những người trong hàng ngũ biểu tình, lại càng không phải là những người
Việt Nam yêu nước. Là vì những vụ biểu tình vừa rồi tôi cũng có tham
gia thì tôi biết người ta đi rất có trật tự rất có ý thức chứ không ai
lại đi đập phá để riot (bạo loạn) như vậy cả. Đây chắc chắn là có những
hành động mờ ám, có những bàn tay tổ chức. Ai thì chắc chắn cơ quan an
ninh của Việt Nam biết, vấn đề là người ra có đưa ra xử hay không thì
tôi không biết. Tôi chắc chắn những người này không phải là những người
yêu nước và như vậy họ đang tiếp tay cho
Trung Quốc. Từ việc hạ đặt giàn khoan, từ việc có những hành động bạo
loạn trong nước dẫn đến chuyện Trung Quốc rút người rồi rút công ty về,
thì cái này họ muốn gây một hình ảnh xấu trước quốc tế về Việt Nam là
một đất nước không ổn định, một đất nước thích bạo lực, thích đập phá.
Như
vậy, về mặt âm mưu của Trung Quốc thì không thể kể xiết được. Việt Nam
đã là nạn nhân nhiều năm trước đây, hàng ngày ngư dân Việt Nam vẫn bị
đập phá bị chèn ép bị hăm dọa ở trên biển. Cho nên cũng không ngạc nhiên
khi nghe tin Trung Quốc tập trung quân ở biên giới.
Thế
còn có gây khó khăn cho kinh tế Việt Nam không thì đương nhiên. Về mặt
phát triển kinh tế thì rõ ràng nền kinh tế của Việt Nam quá phụ thuộc
vào Trung Quốc. Trong cái rủi có cái may, dầu sao đây cũng là cái để
Việt Nam nhìn lại, còn làm đến mức nào thì còn tùy thuộc vào nhiều biến
số khác.
Thanh Trúc: Ông cho rằng trong cái rủi có cái may, xin ông nói rõ hơn?
TS Đinh Hoàng Thắng: Theo
tôi việc Trung Quốc đặt giàn khoan có nhiều vấn đề mới. Đây là lúc các
nhà lãnh đạo các nhà quản lý của Việt
Nam phải nhìn nhận lại vấn đề để mình sau này có cân đối cân bằng trong
phát triển. Còn đúng là nếu cứ theo cái đà này thì Trung Quốc bất cứ
lúc nào cũng có thể gây khó khăn.
Đối
với Việt Nam không phải chỉ vấn đề biểu tình như chị nói đâu, nó đặt ra
vấn đề quan hệ Việt Nam Trung Quốc từ nay phải được nhìn nhận dưới một
góc độ khác. Nó sẽ ít tính cách tuyên truyền mà tiếng Anh gọi là “get to
the point” là nó phải đi vào cái nội dung của nó, đi vào cái thực chất
của nó. Tôi cho đây là một cái tốt bởi vì cách đây mấy năm khi Trung
Quốc hăm dọa, đe dọa tàu thuyền của ngư dân ngoài biển thì báo chí Việt
Nam chỉ được đưa rằng đây là
tàu lạ, nước lạ. Nhưng ngược lại bây giờ thì báo chí lại nói công khai
là âm mưu bành trướng, âm mưu xâm lược, âm mưu độc chiếm biển Đông. Tôi
nói trong cái rủi có cái may là vì Trung Quốc làm thế tự nhiên nó được
giải phóng, ở một mặt nào đó người Việt cái chuyển cái nhận thức.
Một
vấn đề nữa là ngay trong nhận thức sâu xa của người dân, trong nhận
thức sâu xa của lãnh đạo, người ta phải thấy rằng không thể quét cái
đống rác vào dưới cái tấm thảm mãi được mà đến lúc phải gọi sự việc đúng
tên của nó. Đây là thời điểm, đây là bước ngoặt để từ người dân đến nhà
lãnh đạo thay đổi cái não trạng, thay đổi cái tư
duy.
Thế
còn biểu tình thì nó là chuyện tự nhiên trong một xã hội dân sự, tất
nhiên Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn là một xã hội dân sự nhưng mà nó
phải tiến đến đó sớm hay muộn. Chính những hành động của Trung Quốc vừa
rồi mở ra nhiều khả năng, mở ra nhiều giải pháp, mở ra nhiều cái tư duy
để cho con người được suy nghĩ được hành động một cách khác nhau vì mục
đích cao cả nhất là bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng.
No comments:
Post a Comment