Saturday, May 24, 2014

CHIẾN LƯỢC BIỂN ĐÔNG CỦA BẮC KINH

Để đọc bài này, xin lưu ý quý bạn đọc về một số từ ngữ sau theo quan niệm của cá nhân, liên quan đến lịch sử Việt/Hán trên vùng lãnh thổ rộng lớn được gọi chung là Hoa Lục, trước đây ta không bao giờ đặt ra vấn đề được coi là quan niệm về mối quan hệ Việt Hán trên lãnh thổ Hoa Lục, nên ta cứ theo thói quen do người đi trước để lại mà nói và viết lại cho các thế hệ sau, việc này gây ngộ nhận giữa nhiều tên gọi khác nhau về lịch sử, văn hóa, địa lý của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ được gọi chung là Trung Hoa.
Thứ nhất Từ ngữ Trung Hoa, Phương Tây gọi chung là China tự ngàn xưa đã bao gồm nhiều tộc chiếm cứ, đã hình thành văn minh thời đồ đồng đầu tiên trên thế giới, đã hình thành nền văn hóa đầu tiên trên thế giới cách nay khoảng từ 7000 đến 8,000 năm, đó là Văn Hóa Hoàng Sào thuộc văn minh Bách Việt. Người Nomad Phương Bắc tràn xuống chiếm cứ vùng duyên hải đông bắc Trung Hoa, xâm chiếm các Tộc Phương Nam và tự xưng là Trung Quốc, rồi từ đó Nomad Hán suy rộng ra là: họ làm chủ cả Trung Hoa bao gồm mọi Tộc trong đó (Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng). Trên định nghĩa này Tộc Việt đương nhiên bị đồng hóa trở thành Hán. Cho nên cần một định nghĩa chính xác về điều được lịch sử gọi là Trung Hoa hay China. Vấn đề này thuộc phạm vi Quan-Niệm (Concept) tổng quát để dựa vào đó giải thích về nhiều ngộ nhận lịch sử đã tồn tại từ nhiều ngàn năm do Nomad-Hán áp đặt, nhưng cha ông ta chưa đưa ra quan niệm cụ thể minh định lập trường về chủ quyền đối với lịch sử, để dựa vào đó các thế hệ sau biết thẩm định lại lịch sử Việt Hán, cũng như Đông với Tây.
Như thế xin đề nghị cụ thể để quý học giả VN xem xét và thống nhất với định nghĩa sau: “từ ngử TRUNG-HOA hay CHINA là vùng địa lý gọi chung là Hoa Lục, là địa bàn sinh sống của nhiều chủng tộc và thực thể chính trị/xã hội/nhà nước khác nhau đã tồn tại từ ngàn xưa và vẫn luôn chống lại đế quốc chủ nghĩa do Hán luôn nuôi tham vọng xâm chiếm và áp đặt trật tự Hán trên quy mô toàn Trung Hoa.” Như vậy Trung Hoa là vùng địa lý chứ không phải là quốc gia/chủng tộc theo cách suy diễn của Hán là Trung-Quốc, tức là nước ở trung tâm thống trị các nhà nước xung quanh, như quan niệm đã được hình thành từ thời Đông Chu/Khổng Tử, sau đó được Tần, Hán mở rộng thành đế quốc Hán khi Hán chiếm Bách Việt Phương Nam, nhưng với các dân tộc sâu trong nội địa thì công cuộc chiếm cứ chỉ mới sảy ra trong trăm năm trở lại đây mà thôi.
Thứ hai từ mệnh đề trên và dựa trên thực tế chủng tộc, văn hóa, ngôn ngữ của các chủng tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Trung Hoa/China, ta thống nhất các định nghĩa mang tính lịch sử khách quan, hoàn toàn phù hợp với quan niệm về chiến lược hiện hành như sau: Hán/China là nước Hán trên lãnh thổ Trung Hoa (khái niệm này đã được một học giả Mỹ nói tới cách nay ít tháng, nhưng trước đây đã lâu đến trên 10 năm tôi dã gọi là Hán-Hoa), Hán Core là tộc Hán. Trên lãnh thổ Trung Hoa/China thực tế cũng tồn tại Tộc Việt, gọi chung là Việt Core, trên lãnh thổ của Việt Tộc gọi là Việt-China, Tây Tạng gọi là Tạng-China, Mãn Châu gọi là Mãn-China, Ugurth-China trên lãnh thổ gọi là Tân Cương-China.
Từ quan niệm này ta sẽ thấy vùng lãnh thổ thuộc về nhà nước Hán-Trung Hoa (Hán-China) chỉ nằm trên vùng duyên hải từ bắc Thượng Hải trở lên đến Vạn Lý Trường Thành mà thôi, lãnh thổ Việt-Trung Hoa (Việt-China) nằm toàn bộ vùng phía nam Thượng hải đến Tứ Xuyên, Vân Nam, Hải Nam. 
Thứ ba từ concept trên để đưa ra định nghĩa về vùng lãnh thổ trên biển chiếu theo luật Biển Quốc Tế được LHQ thông qua năm 1982 liên quan đến vùng biển được gọi là Nam Trung Hoa, Ông Robert D. Kaplan đã đưa ra định nghĩa mới về vùng biển được gọi là South China Sea như sau: đó là vùng biển bao gồm bắc Hoàng Sa, Đài Loan về hướng bắc; vùng biển Hoa Đông (East China Sea) là vùng biển thuộc về hướng đông của dãy hải đảo Riukyu nay do Nhật kiểm soát.
Việc đặt tên các tộc, các lãnh thổ thuộc chủ quyền của từng tộc trong vùng lãnh thổ được gọi là Trung Hoa sẽ dẫn đưa ta đến chỗ quan niệm lại về hải phận trên vùng biển Tây Thái Bình Dương. Như vậy vùng biển Đông Nam Á hoàn toàn không thuộc chủ quyền của Hán-China, đối với Taiwan họ là quốc gia riêng thuộc tộc Việt sống trên đảo Đài Loan, Việt Nam chính là chân truyền của Việt Tộc sinh sống trên lãnh thổ của người Việt, Việt Nam kiên định chống lại chủ nghĩa bành trướng Hán-China, mỗi khi người Việt-China gặp khó khăn phải thiên di xuống phương nam thì người anh em Việt-China luôn được nhân dân Việt Nam đón tiếp và giúp đỡ. Lịch sử đã để lại như vậy và chính trên căn bản này ta hình thành định nghĩa về điều được lịch sử gọi là nước Tầu Hải Ngoại, thực ra chính là nước Việt-China-Hải Ngoại vì tuyệt đại đa số người thiên di ra bên ngoài Trung Hoa đều là người Việt-China.
 Gọi Biển Đông Nam Á là biển Nam Trung Hoa (South China Sea) là hoàn toàn sai đối với các quan niệm về chủ quyền quốc gia liên quan đến luật Biển đã được LHQ thông qua, do thế việc đổi lại danh xưng cho vùng biển này là vùng biển Đông Nam Á hay gọi tắt là Biển Đông là rất cần thiết; Việc này được mọi nước trên thế giới coi là hợp lý lẽ cũng như phù hợp với các quan niệm về an ninh toàn cầu hiện hành, duy chỉ một nước quyết liệt chống đối việc cải danh này: đó là Trung Quốc. Lịch sử suốt mấy trăm năm qua của vùng duyên hải Viễn Đông, kể từ khi Phương Tây xuất hiện tại vùng duyên hải này đã gây ra vô khối ngộ nhận liên quan đến chủ quyền quốc gia trong vùng địa lý vốn đã ít dựa trên các thỏa thuận thành văn giữa nhà nước với nhà nước nhằm phân định ranh giới của các quốc gia một cách cụ thể, cho nên vấn đề phức tạp đó đang trở thành đầu mối của các tranh chấp trên toàn Eurasia trên lục địa cũng như trên biển.
Sự ngộ nhận của người ngoài cuộc đã tạo cho Hán Hoa cơ hội bành trướng ảnh hưởng xuống Phương Nam bằng di dân, một việc mà các tổ phụ Hán suốt mấy ngàn năm đã không thể làm được, do trình độ kỹ thuật còn thấp kém của Hán Hoa cũng có, nhưng chính yếu vẫn là: họ bị cản trở bởi thế lực Việt Phương Nam, là quốc gia có vùng duyên hải vươn ra và chi phối hầu như toàn bộ vùng biển Đông. Vài điều vắn gọn như vậy đủ cho thấy tầm quan trọng của chiến lược Phương Nam của Bắc Kinh, nhưng còn cho thấy ý nghĩa sâu rộng của công cuộc chống chủ nghĩa bành trướng Hán Tộc của Việt Tộc ngày nay là quan trọng đến dường nào so với lịch sử tranh chấp lâu đời giữa Việt với Hán trên vùng Hoa Hạ cũng như trên vùng Đông Nam Á Quần Đảo.
Cuộc đối đầu hiện nay tại Viễn Đông không đơn giản như cuộc đối đầu tại Âu Châu trong thế kỷ trước (tranh chấp giữa Pháp-Nga-Đức-Anh). Tại Âu Châu chiến tranh sảy ra giữa các thế lực cùng chia xẻ với nhau quá khứ lịch sử, được xây dựng trên các khái niệm chung được các bên cùng chấp nhận, các tranh chấp liên quan chủ yếu đến quyền lợi kinh tế tại các thuộc địa là chính yếu, do thế chiến tranh giữa họ với nhau là nhằm sắp đặt lại trật tự để phân chia phần hùn trong một cấu trúc quyền lực được các bên chấp nhận (thế giới gọi là Order). Tại Á Châu vấn đề không đơn giản chỉ liên quan đến phần hùn không thôi, thực tế bị chi phối sâu rộng bởi quyết tâm hủy diệt nước khác để chiếm đoạt theo kiểu cổ đại hoặc Trung Cổ của thế lực sừng sỏ là China đối với các lân bang, dựa trên suy diễn là cả Á Châu này đều là lãnh thổ của Hán..
Do thế tranh chấp tại Eurasia không đơn giản chỉ là tranh chấp quyền lợi không thôi, mà còn liên quan đến việc phân định là địa giới cho từng chủng tộc, kềm chế các mâu thuẫn do tôn giáo để lại, cũng như phải vẽ lại đường ranh giới giữa các nước để hình thành các nước mới được coi là tiêu biểu cho từng chủng tộc sống sen kẽ nhau trong vùng địa lý đầy phức tạp này. Một việc như vậy rõ ràng sẽ đưa đến chỗ một số nước lớn phải bị phân ra làm nhiều mảnh khác nhau, để không nước nào có thể trở thành thế lực có thể nuôi tham vọng thôn tính nước khác, đó là con đường duy nhất hiện nay đối với tình hình tại Eurasia.
Ước vọng thống nhất nhân loại dù sao vẫn chỉ là ước vọng mà thôi, sự nối kết các dân tộc lại với nhau trong một hệ thống khiến mọi dân tộc tự cảm nhận được trách nhiệm của họ với các cộng đồng dân tộc khác là con đường dài và đầy chông gai, vì việc làm thay đổi cảm nghĩ cũng như lối sống của loài người - dựa trên tiêu chuẩn chung nhất được mọi người cùng chấp nhận - là cả một tham vọng to lớn đối với một thiểu số tinh anh trên quy mô toàn cầu, việc đó cần được thực hiện nhiều khi bởi Thiên Thần có đầu óc của Satan.
Cục diện Eurasia phức tạp như vậy, nên các diễn biến tại Ukraina, tại Iran, tại Ấn Độ, tại Hoa Lục, tại Biển Đông cũng như Hoa Đông không thể tách rời nhau được, mối quan hệ này cũng giống như trong bàn cờ, đụng đến quân cờ này là ngay tức khắc sẽ gây ảnh hưởng đối với quân cờ khác, do thế tác động đến toàn bàn cờ là vậy. Bàn cờ đã sắp như vậy từ hơn trăm năm nay rồi, nhiều quân cờ đã xuất hiện rồi bị buộc biến đi để nhường chỗ cho quân cờ mới; cho nên ở đây không có vấn đề quân cờ nào tốt lành hơn quân cờ nào theo nghĩa đạo đức, mà chỉ có quân cờ nào phù hợp với tình huống nào đó cụ thể để phục vụ tốt nhất cho kế sách của người chơi cờ mà thôi: chính trị thực tiễn là vậy.
Do thế không có vấn đề trách cứ người đi trước, mà chỉ có vấn đề phải tìm hiểu thật thấu đáo những việc người đi trước đã làm để người hiện nay cố làm tốt nhất cho việc hôm nay, đồng thời để lại cho người của ngày mai tiếp tục giải quyết tốt nhất những việc của thế hệ ngày mai, và đến lượt họ lại chuẩn bị cho thế hệ của người ngày mốt mà thôi.
Cái kế dụ Hán Tộc lao vào con đường bành trướng kể ra cũng đã được thi hành trên 80 năm rồi, các cuộc chiến liên quan đến vùng Viễn Đông TBD đều không đi ra ngoài kế đó. Hán đụng độ cũng như hợp tác với Anh, Nhật, Nga, Pháp hoặc Mỹ trong mỗi cuộc chiến khác nhau đều thể nghiệm mưu thuật của Hán trong nỗ lực xâm lăng không ngưng nghỉ nhằm chiếm toàn diện Biển Đông và các nước bao quanh vùng biển này, đối sách của Phương Tây cũng nương theo đó để đẩy đưa nước Hán-China trở thành cường quốc khu vực, theo đúng truyền thống của mình, Hán-China sẽ mở rộng chủ trương đế quốc. Biển Đông với Hán quan trọng hơn rất nhiều so với vùng biển Caribbean so với Mỹ, vì cái thế của Hoa Lục vốn bị vây hãm tự nhiên bởi các lân bang, Biển Đông mở cho Hán cơ hội đi ra ba đại dương là TBD, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, tại đó Hán đã có sẵn mọi lợi thế do thời chủ nghĩa thực dân đế quốc Âu Châu tạo cho Hán trong thế kỷ 19 và 20. Trong khi tại Caribbean, Mỹ chỉ cần bảo đảm là vùng này không gây ra các đe dọa về an ninh là đủ, vì vùng này bị cô lập về địa lý với các cường lực khác, cũng giống như thế địa chính trị của cả Châu Mỹ vậy.
Cho nên cái kế của thế giới chính là dựa vào đó để thúc đẩy Hán mở rộng đà bành trướng trên mọi địa bàn, thế là các nước khác phải hợp tác với Mỹ để ngăn chặn Hán, mọi diễn biến hiện nay tại Viễn Đông TBD đều tiến triển đúng như vậy. Tình hình diễn biến đến như hôm nay, khi xét về mưu thuật cũng như tương quan về mọi lãnh vực khác nhau trong tổng thể cho thấy: “Hán đã trúng kế và tất yếu sẽ thua trận chiến kéo dài trăm năm.” Trong điều kiện đó, ta mới thấy sự phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, qua đó ta mới thấy công cuộc đấu tranh dành lại độc lập cho dân tộc và thâu hồi lại lãnh thổ bị Hán chiếm đóng trái phép là khó khăn và phức tạp như thế nào, cho nên chỉ bậc thầy về chính trị thế giới mới có thể tham dự vào cuộc cờ này mà thôi.
Chiến Lược của bộ ba tại Eurasia và vùng biển phụ cận
Đặc trưng của Eurasia là các đế chế hình thành trong vùng này hiện còn tồn tại như quyền lực thống nhất đều chủ trương xâm lăng bành trướng để bảo vệ sự vẹn toàn đế chế của mình và chưa hề trải qua thời kỳ bị phân rã trong suốt lịch sử hơn 2000 năm qua, mọi cuộc chiến đều chỉ mới đụng đến vòng đai ngoại vi của ba đế chế cổ ấy mà thôi, lúc này các quyền lực đó phải đối diện với sự chọn lựa sinh tử về tương lai của chính họ. Do thế, ta không ngạc nhiên khi: Nga, Iran, Hán đang liên kết hoạt động để tạo thế chống lại Trật Tự Tự Do (Liberal Order) về lâu dài, vì quyền lợi của mỗi phía sẽ dẫn đến chố họ đụng độ với nhau là truyện khác.
Nhưng trong tình thế hiện nay, cả ba đều có một kẻ thù chung: đó là quyền lực dân chủ với thị trường tự do do Mỹ dẫn đầu, do thế cả ba đều phối hợp nhịp nhàng trong sách lược làm phân tán nỗ lực của Mỹ-NATO trong cuộc cờ tại Eurasia. Khi quân Mỹ chuẩn bị rời khỏi Afghanistan vào cuối năm nay, thì Hán mở rộng cuộc đối đầu với các lân bang tại Phương Nam song song với nỗ lực bành trướng trên thảo nguyên Trung Á về hướng Tây theo tinh thần của Hiến Chương Thượng Hải SCO, song song với tình hình đó, Ông Putin cho mở rộng bất ổn tại Hắc Hải lấy cớ là bảo vệ khối thiểu số gốc Nga đã di chuyển đến các nước láng diềng trong thời Liên Xô cũ, trong khi Iran vẫn tìm cách gây bất ổn trong vùng Persia, thế là cuộc đối đầu hiện nay nghiễm nhiên trở thành cuộc đối đầu mang tính toàn cầu giữa Thiện với Ác.
Ý đồ chiến lược của cả ba thực ra là biến thể của Chiến Tranh Lạnh nhằm buộc Phương Tây nhất là Mỹ phải chấp nhận một cuộc chơi lớn trên địa bàn sâu trong nội địa Eurasia là nơi mà ba thế lực đó đều có lợi thế về dân số cũng như văn hóa, chính trị và cũng là hiểm địa khiến Phương Tây trong các thế kỷ qua chưa bao giờ dám can thiệp sâu vào nội địa, vì không có lối thoát ra biển để xây dựng một hành lang tiếp vận cho vùng sâu trên thảo nguyên Eurasia. Nếu NATO không dám can thiệp sâu vào nội địa Eurasia thì vùng này vẫn là vùng ảnh hưởng của cả ba thế lực đó (Ấn Độ không đáng kể trong cuộc chơi lớn này). Như thế chủ nghĩa đế quốc kiểu cổ vẫn tồn tại để dẫn đến việc vĩnh viễn chia đôi thế giới (dựa trên các đòi hỏi của bộ ba này), trên căn bản không phải do Mỹ áp đặt mà Mỹ bị buộc phải tương nhượng quyền lợi để cùng tồn tại song hành trong một thế giới Lưỡng Cực, gồm hai cực là cực lỤc Địa và cực Duyên Hải.
Một tình huống như vậy sẽ giúp cho Khối Đông vẫn khai thác được lợi thế thương mại kỹ thuật với Khối Tây để làm giầu cũng như rút ngắn cách biệt về khoa học kỹ thuật để tái tổ chức lại xã hội Khối Đông ngày càng trở nên hiện đại hơn dựa trên chủ nghĩa Tư Bản Nhà Nước Mới, đối chọi với kiểu chủ nghĩa Tư Bản Tư Nhân hiện bị cho là đang trở nên già nua lỗi thời và lạc hậu. Chứng minh cho việc này chính là người dân ở Khối Tây đã trở thành quá tự do, phóng túng mang tính phá hoại xã hội, cụ thể là: Mỹ có 5% dân số thế giới nhưng chiếm đến 25% số tù nhân toàn cầu, đó là xã hội Pháp Trị thái quá khiến cho xã hội đó trở thành công cụ tàn phá con người một cách mềm mại.
Khi Mỹ tuyên bố trở về nhà (như họ đã trở về nhà sau năm 1972) thì điều đó có nghĩa là: Mỹ tránh không can dự vào lục địa Eurasia, chỉ nhắm giữ một số cứ điểm dọc theo duyên hải bao bọc xung quanh lục địa Á Phi để giữ ưu thế trên biển và trên không mà thôi. Do thế Trục RIC cần nỗ lực tối đa mở rộng ảnh hưởng trên đại dương để đẩy Khối Tây vào thế thủ, chấm dứt hẳn thế Công mà Mỹ đã chủ xướng trong vài thế kỷ qua (RIC Axis chính là Russia, Iran và China). Đứng về mặt chiến lược trong tổng thể, cục diện thế giới hôm nay cần được giải thích vắn gọn như thế mới hợp với toan tính của các thế lực đế chế cổ còn tồn tại đến hôm nay, cũng như các toan tính của Khối Tây trong tham vọng vây hãm Trục RIC trên lục địa.
Như vậy Khối Tây lấy chiến lược bao vây toàn Eurasia lục địa bằng lợi thế sức mạnh hải quân, thương mại cũng như khoa học kỹ thuật để có thời gian buộc khối đông phải chấp nhận cải cách toàn diện, đồng thời giúp cho các nước duyên hải ngày càng trở nên phát triển hơn, ổn định hơn, để tự họ tạo thành liên minh trực tiếp đối đầu với Khối RIC, để từng bước họ trở thành một phần ngày càng quan trọng của quyền lực toàn cầu, khi đó Khối RIC sẽ bị tan vỡ hoàn toàn (xin xem bài viết của G/S G. John Ikenberry, the Illusion of Geopolitic đăng trong Foreign Affairs số May/June 2014 có dịch sang tiếng Việt và post trên Web Site).
Với China, tham vọng bành trướng của họ là rất cụ thể, với Siberia China vẫn cố làm hòa với Nga vì cả hai đều đang cần nhau vào lúc này trong điều kiện này, cho nên Nga giả bộ làm ngơ trước làn sóng xâm lăng ngầm bằng di dân của người Hán/China xâm nhập vùng Baikan thuộc bắc Mãn Châu, được China coi là lãnh thổ của mình bị Nga chiếm vào năm 1898. Cho nên RIC Axis là một tập hợp ba thế lực, mỗi thế lực đều nuôi mục tiêu ngắn hạn riêng của mỗi phía nhằm cố đứng vững trước làn sóng tấn công của quyền lực dân chủ với thị trường tự do (G/S Ikenberry gọi là Liberal Powers). Cụ thể là: Nga cố bảo vệ diện tích khổng lồ của mình bằng cách xử dụng khối thiểu số người Nga tại các lân bang trước đây thuộc Liên Xô cũ để xử dụng như vùng trái độn chống lại các thế lực có ý dòm ngó đất đai của Nga, Iran cố bảo vệ khối Hồi Giáo Shia thiểu số trong thế giới Hồi Giáo mà đa số theo Sunni chiếm 85% tín đồ Hồi Giáo, China nuôi tham vọng mở rộng lãnh thổ trên biển cũng như trên bộ để từng bước trở thành cường lực thống lĩnh toàn Eurasia, từ đó lan ra toàn cầu.
China thực ra là đế quốc bán thảo nguyên, tuy có lối ra biển nhưng bị vây hãm bởi lân bang từ bắc xuống nam, phía Đông Bắc Á là hai cường lực dư sức quật ngã China, bài học nhà Thanh bị Nhật đánh bại năm 1894 buộc giới cầm quyền ở Bắc Kinh phải hết sức cẩn trọng trong cuộc chơi với Nhật trên biển cũng như trên bộ, cho nên cho dù Bắc Kinh rất ồn ào liên quan đến vùng đảo Senkakus/Điếu Ngư, nhưng ồn ào để thương thảo chứ không phải là China dám mạo hiểm tung hạm đội cũng như Không Quân chọc thủng phòng tuyến trên biển Hoa Đông được canh phòng cẩn mật bởi quân Nhật cũng như quân Mỹ.
Dù sao China cũng chỉ mới khởi đầu xây dựng chưa quá 40 năm, cấu trúc xã hội chả vững bền, kinh tế mới phát triển được vùng duyên hải, càng đi sâu vào nội địa càng gặp sức chống đối của các dân tộc vốn cũng chỉ mới được sáp nhập vào China chưa quá trăm năm, nhất là sức chống đối của chính dân China đối với nhà cầm quyền China ngày càng trở nên quyết liệt, vì tình trạng vô luật pháp vẫn lan tràn trên quy mô lớn trên toàn lãnh thổ China. Lịch sử các nước Âu Châu vào thế kỷ 19 đã sảy ra y như vậy và dẫn đến chiến tranh liên tục giữa các nước với nhau, China chẳng thể là ngoại lệ, mặc dù ngay trong nội bộ lãnh đạo chóp bu của đảng CS China mới đây đã lên tiếng cảnh báo về khả năng có thể tan rã của nhà nước và xã hội China ngay trong năm 2014 này.
Russia cũng bị lâm vào tình trạng bế tắc bên trong kể từ khi LX tan rã vào năm 1991 đến nay, tình trạng này gia tăng trong 14 năm cầm quyền của cặp đôi Putin-Metvedev. Iran còn bế tắc hơn nữa kể từ 1979 sau khi giới giáo sỹ lên nắm quyền tại đây, thời huy hoàng của Iran dưới thời dòng họ Shah cai trị nước này với sự yểm trợ của Mỹ, đã trở thành mơ ước của giới trẻ Iran hôm nay, nên khi họ đứng trong Trục RIC tuy hơi gượng ép, nhưng đó là thực tế của mưu thuật. Giải thích như vậy để ta biết sự khác biệt trong toan tính của tay ba tạo thành RIC Axis trong cuộc cờ lớn hôm nay, thế lực chính yếu tạo thành xương sống cho Trục RIC chính là China trong cuộc cờ chống lại Khối Tây. China là đế quốc bán thảo nguyên đồng thời cũng nằm trên vùng duyên hải mà làn sóng văn minh mới đổ vào từ sau 1975 đến nay, khiến Chia trở thành sức mạnh kinh tế, từ kinh tế China mở rộng tham vọng sang lãnh vực chính trị/quân sự để bảo vệ sức mạnh kinh tế của họ.
Chiếm biển để mở vòng vây hoặc bị tan rã từ trong
Do thế China coi việc mở rộng quyền lực biển cả là chiến lược sinh tử của họ, khi đó họ đụng ngay với các cường quốc biển cả truyền thống. Nhưng China chẳng còn chọn lựa nào khác khi các vùng duyên hải xung yếu đều bị Khối Tây kiểm soát chặt chẽ, với sức mạnh hải và không quân còn rất nhiều giới hạn về khả năng tác chiến, tiếp vận, tình báo cũng như kinh nghiệm tổ chức. Cho nên China coi việc tiến chiếm vùng biển hẹp ĐNÁ là thử nghiệm đối với phản ứng của thế giới đồng thời huấn luyện cho quân đội China có kinh nghiệm trận mạc hơn, với cao vọng đủ sức kết hợp cả hải-lục-không quân trên quy mô toàn cầu như Mỹ. China biết rằng: “con đường thoát vòng vây trên biển chính là nhắm vào vùng biển Đông Nam Á, vốn là nơi Mỹ đã ít hiện diện từ sau năm 1975” nhất là việc Mỹ đã giao vùng hiểm yếu nhất về tinh thần cũng như địa chính trị là VN cho China khi hai phía ký Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972, với Hán-China thì việc này cũng có nghĩa là toàn Đông Dương và suy rộng ra là cả ĐNÁ Quần Đảo đều là vùng lãnh thổ nằm trong vùng ảnh hưởng của China.
Do thế China tự suy diễn là vùng biển Đông Nam Á nằm trong thỏa thuận giữa Mỹ với China, cho nên họ cứ tự tin khai triển chiến lược biển của họ nhắm hướng Nam xuất phát, bất chấp luật pháp quốc tế. Chọn lựa chiến lược Nam Tiến được coi là khôn ngoan nhất của China, vì cùng lúc phù hợp với sức mạnh mới nổi của họ chỉ mới đủ khả năng thi hành chiến lược trên phạm vi hẹp, tránh đối đầu ngay lúc này với cường lực Nhật Bản ở vùng Đông Bắc Á. Một cuộc đối đầu như vậy với Nhật sẽ khiến Nga nhập cuộc chơi chống lại China, đó là chưa kể đến việc phía Mỹ có thể suy diễn là quyền lợi sinh tử của Mỹ bị China đe dọa khiến Mỹ sớm nhập cuộc chơi lớn, cho nên China phải tránh đối đầu trực diện với Nhật vào lúc này, cũng như tránh một cuộc chiến tranh lớn có thể nổ ra trên biển cũng như trên bộ tại Eurasia.
Trong bài viết bằng tiếng Hoa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Biển Đông trong sách lược Nam Tiến của China nhan đề: “Tầm quan trọng về vị trí chiến lược của Nam Hải” (theo cách gọi của China), tác giả Liên Minh đã công khai đề ra chủ trương xâm lăng và chiếm lĩnh vùng biển này, bản dịch sang tiếng Việt được Quốc Phong dịch, xin được tóm gọn một số ý chính như sau (trong bài viết này cũng như bản dịch, vẫn gọi là Trung Quốc theo quan điểm của Hán-China).
“Nam Hải là Địa Trung Hải của Á Châu, là vùng chiến lược chính mà China phải chiếm lĩnh bằng mọi giá; vây quanh China có ba thùng thuốc súng lớn, đó là Triều Tiên, Senkakus/Điếu Nga-Đài Loan và Nam Sa-Việt Nam, ba khu vực này kềm chế và ảnh hưởng lẫn nhau, bất cứ khu vực nào nảy sinh vấn đề cũng là nơi Trung Quốc cần cứu cả; bát cứ biến cố nào sảy ra trong vùng này đều liên quan đến sự sống còn của Mỹ-Nhật, xét trên phương diện này cả TQ,Mỹ,Nhật đều là con tin của ba khu vực lớn ấy. Chính từ ý nghĩa này, nếu giải quyết vấn đề Nam Hải (Tầu gọi là Nam Sa) sẽ giúp ích cho việc giải quyết vấn đề Đài Loan, Điếu Ngư Senkakus, thậm chí cả vấn đề Ryukyu ở một mức độ rất lớn.
Sức mạnh của các nươc khác trong vùng ĐNÁ gộp lại cũng không thể theo kịp TQ, do thế: ý tưởng cơ bản là: thực hiện đột phá chiến lược, thâu hồi lại các đảo đá ngầm, vùng biển đã bị chiếm, lấy lợi ích trên biển làm mục tiêu căn bản tạo ra sự bảo đảm an toàn nhất cho việc thực hiện sự đóng quân ở tiền duyên. Lấy việc can thiệp tích cực khai thác toàn diện làm động lực và điểm tựa cơ bản làm kế sách lâu dài cho việc kinh doanh Nam Hải, nhất là kinh doanh Nam-Sa.
Lấy việc đấu tranh cầu hòa bình, đòi lợi ích, kiên trì tiến dần theo tuần tự bắc trước nam sau, dễ trước khó sau, từng bước thắt chặt đuổi ra dần dần các thế lực đối địch làm thủ pháp, vừa ra ân vừa ra uy, vừa đánh đi vừa lôi lại, thực hiện trò chơi toàn phương vị, dung vũ lực bức quay trở về, dung lợi ích buộc quay trở về, dùng đối sách quốc lực tổng hợp làm kế dành thắng lợi, xây dựng tường thành trên biển, dùng lực lượng quân sự đóng chốt tiền duyên, Hải Nam trở thành Guam của nước ta (Hán-China), biến Hải Nam thành căn cứ hỗn hợp đa quân chủng để biến Hải Nam thành Trung Tâm chỉ huy chiến lược cho kế hoạch nam tiến nhằm tiến tới Ấn Độ Dương cũng như Thái Bình Dương, ra sức xây dựng lực lượng quân sự để quân đội ta (Tầu) trở thành vô địch tại Nam Hải, phân biệt đối xử làm phân rã khối ASEAN, bán đảo Đông Dương có ý nghĩa chiến lược.”
Hơn hai năm trước China tuyên bố chủ quyền trên 85% diện tích vùng biển ĐNÁ được China gọi là vùng biển Lưỡi Bò hay đường 9 đoạn, China cũng đề ra sách lược chống xâm nhập chống tiếp cận đối với lực lượng Mỹ trong vùng (Anti Access, Area Denial), China nỗ lực xây dựng lực lượng hỏa tiễn được đặt tên là sát thủ tầu sân bay (DF 21), kết hợp với lực lượng tầu ngầm vừa phòng thủ duyên hải (theo kiểu cố nằm im trên vùng biển cạn khi cần thiết để bất ngờ tung ra coup phản kích đối với hải quân đối phương) vừa có khả năng tấn công đường xa (tầu ngầm nguyên tử). Các cuộc tranh luận liên quan đến vùng biển Lưỡi Bò do China tuyên bố trong vài năm qua dù sao cũng chỉ mới là phát biểu của giới học giả thế giới đặc biệt là Mỹ, chánh thức thì Mỹ luôn nói đến nỗ lực hòa giải để tránh gây ra một cuộc chiến tranh trên toàn vùng. Nhìn các thủ thuật mà China đã thi hành thống nhất và toàn diện nhắm vào các lân bang của China trong thời gian dài đã qua đều xác nhận chủ trương được đề ra trong bài viết này.
Nhưng với China sau nhiều lần thử thách Mỹ cũng như Nhật, China bắt đầu khai triển các bước tiến cụ thể để xác nhận quyền làm chủ Biển Đông của mình, cách nay ít tháng họ gây ra cuộc đối đầu với Phi về đảo Scarborough, dù Phi quyết liệt phản đối, nhưng cuối cùng cũng đành chấp nhận để China mở rộng quyền chi phối đối với vùng hải phận thuộc chủ quyền của Phi, cuối cùng Phi phải mở cửa đón nhận sự trở lại của hải quân Mỹ trên lãnh thổ Phi để Phi có chỗ dựa chống lại China (nhưng quan hệ với Mỹ cũng phải cẩn thận và phải thật am hiểu về Mỹ mới được). Sau Phi bây giờ China đưa dàn khoan 981 đến khai thác dầu khí ngay trên thềm lục địa được LHQ công nhận của VN (cách đảo Lý Sơn thuộc Đà Nẵng khoảng 120 hải lý), trong tình hình đó phía VN bị buộc phải phản ứng, không thể nói quanh co như đã từng bị China ép đủ mọi mặt trong suốt thời gian dài đã qua.
Như thế khi quan sát thủ thuật của cả China lẫn Mỹ đối với vùng Tây TBD đều cho thấy hai phía đang chơi trò cút bắt với nhau, Hán-China tăng sức mạnh thì Mỹ cũng tăng theo đồng thời thắt chặt thêm liên hệ an ninh với các nước ĐNÁ, cụ thể với Phi sau vụ Scarborough và chắc chắn với VN sau vụ dàn khoan 981, trớ trêu là Hán-China lại làm mất niềm tin từng nước trong vùng này vốn đã luôn nghi ngờ đối với mọi chủ trương của China. Chuyển trục về Á Châu là chiến lược tăng cường hiện diện của sức mạnh Mỹ trong vùng song song với đà tăng trưởng của quân đội China, điều này được Đô Đốc Greenart, Chủ Tịch Tham Mưu Liên Quân Mỹ phát biểu tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS) hôm 19 tháng năm cho hay: Mỹ sẽ tăng số chiến hạm hiện diện trong vùng Tây TBD từ 51 chiếc như hiện nay lên 58 chiếc vào năm tới và 67 chiếc vào năm 2020.
Trong một nghiên cứu khác của Ông John Feffer, Co Director của Foreign Policy in Focus cho hay: năm 1997 Mỹ đã lập ra kế hoạch được mệnh danh là Project of the New American Century (PNAC) theo đó Mỹ chuẩn bị tham chiến trên ba mặt trận cùng lúc, tại Trung tâm của Eurasia, tại South China Sea và tại các vùng giầu tài nguyên. Câu tiếng Anh nguyên văn như sau: If the war party wins in 2016, all bet are off, we will prepare to fight in the Eurasia Heartland, the South China Sea, and the resource rich lands of America (theo Huffington Post, The Three War Doctrine).
Kế chiếm Biển Đông, lập vùng nhận diện phòng không tại Biển Đông.
Có nhiều ý kiến liên quan đến ý đồ thực của China khi cố tình gây sự với VN; xin lắng nghe ý kiến của G/S Carl Thayer học giả Úc, là người được coi là rất am hiểu tình hình Á Châu đặc biệt liên quan đến mối quan hệ giữa China với VN, trong bài viết đăng trên The Diplomat của Mỹ hôm May 12th 20134 có nội dung được tóm tắt như sau.
“Bắc Kinh đem dàn khoan 981 vào khai thác lot 143 thuộc vùng đặc quyền kinh tế của VN là hành động bất ngờ, khiêu khích và bất hợp pháp, như vậy TQ đã học bài học Nhật Bản trong cuộc đối đầu về quần đảo Senkakus, khi China khẳng định là: nước này không hề có xung đột với VN, theo G/S Thayer thì TQ đã hành động bất nhất, vì với Nhật thì TQ điều động quân đội dành quyền kiểm soát Senkakus để buộc Nhật thừa nhận là có xung đột giữa hai phía, nhưng với VN thì TQ lại hành xử y như Nhật Bản. China đã dựa trên vành đai mở rộng được thiết lập năm 1996 của quần đảo Hoàng Sa trong đó có đảo Tri Tôn mà China đã chiếm của VNCH từ năm 1974 để tuyên bố chủ quyền đối với lot 143 của VN. Cho nên China tự coi là dàn khoan 981 khai thác dầu trên vùng EEZ của TQ, phía VN đã cản trở quyền khai thác dầu trên lãnh thổ của họ, nhận định này hoàn toàn sai, theo các chuyên gia về luật biển thì đường cơ sở vẽ năm 1996 của TQ đã không tuân thủ điều 8 của luật Biển của LHQ (UNCLOS) nên vô giá trị.
Các chuyên gia đã tìm hiểu ý đồ thực của China trong vụ này, nhiều giả thuyết được đưa ra: thứ nhất có thể xuất phát từ vụ VN đã thông qua Luật Biển năm 2012 bất chấp áp lực của Bắc Kinh đòi ngưng vụ này, để trả đũa Cty CNOOC của TQ đã công bố danh sách thầu nhiều lot trên Biển Đông trùng lắp với khu của VN, cho nên China tự coi lot 143 thuộc chủ quyền của họ, khi đem dàn khoan 981 đến khai thác, phía TQ đã đem theo 80 tầu lớn bé hộ tống, trong đó có 5 chiến hạm thuộc HQ/TQ. Giả thuyết thứ hai cho là: China muốn gây khó dễ cho Cty ExxonMobil đang khai thác lot 119 của VN từ năm 2011, cả hai giả thuyết trên đều không đứng vững.
Giả thuyết thứ ba được đề ra trong báo cáo của Nelson Report hôm 6 tháng 5 có nội dung tóm gọn sau đây là khả tín nhất, mặc dù vẫn không giải thích được tại sao China lại chọn VN để gây ra cuộc khủng hoảng. Phúc trình của Nelson cho rằng: khi TQ gây hấn với VN là để phô trương thanh thế trong tranh chấp chủ quyền với VN, đồng thời thử thách đối với chủ trương của Mỹ sau chuyến thăm bốn nước tại Á Châu mới đây của TT Obama, đồng thời họ đã đánh trúng vào hạn chế của TT Obama trong bối cảnh Mỹ đã không tạo được ảnh hưởng sâu sắc đối với khủng hoảng tại Syria và Ukraina, chớp thời cơ, TQ gây ra vụ khủng hoảng dàn khoan để chứng tỏ cho thế giới thấy: Mỹ chỉ là con cọp giấy.
Mặc dù VN chưa đủ nhanh nhạy như Phi trong việc huy động sự ủng hộ của thế giới, nhưng vấn đề dàn khoan 981 đã đem lại sự đồng thuận giữa các cấp lãnh đạo ASEAN tại Miến Điện, hôm 10 tháng 5 ASEAN đã đưa ra thông cáo chung nêu rõ: họ quan ngại sâu sắc về các vụ việc đang diễn ra tại Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng ở khu vực. Phía Mỹ đã mô tả hành động của TQ là khiêu khích và gây nguy hiểm và đã cử Phụ Tá Ngoại Trưởng Daniel Russel đến VN để thẩm định tình hình”
Phúc trình Nelson Report cùng quan điểm của G/S Thayer nêu trên cho ta vài nhận định liên quan đến cuộc đối đầu Việt/Hoa tại Biển Đông cũng như cục diện tại Eurasia nói chung, về căn bản còn hé lộ cho thấy quan hệ Nga-Hoa trong mối quan hệ phức tạp của Nga với Mỹ, với EU, cũng như với VN vốn được coi là đồng minh lỏng lẻo duy nhất của Nga trong vùng ĐNÁ. Cục diện thế giới trong vài tháng qua trở nên nguy hiểm thật sự, một khi sảy ra đụng độ trên biển giữa nhiều thế lực vốn vẫn kình chống nhau suốt chiều dài của lịch sử Viễn Đông thì cuộc đụng độ đó rất dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát để trở thành chiến tranh cấp vùng hoặc mở rộng ra thành chiến tranh trên toàn lục địa Eurasia. Cho nên nhiều học giả am hiểu cục diện thế giới đã đồng loạt lên tiếng về vụ China đem dàn khoan 981 vào khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của VN.
Tầm quan trọng của vụ dàn khoan 981 cao hơn hẳn so với vụ China gây sự với Phi trước đây về đảo Scarborough, đa số báo chí lớn trên thế giới đều liên tục đưa tin và theo dõi chặt chẽ, có ngày tin về vụ này trở thành tin bao trùm trên trang mạng Yahoo. Báo Pháp Le Monde đưa tin: TQ là chế độ hiếu chiến với láng diềng và bạo ngược với nhân dân họ. Với Nga báo Pháp nêu nhận định: mưu đồ bành trướng lãnh thổ làm hình ảnh quốc gia Nga tan nát, theo thông tín viên Marie Jego của Le Monde nêu nhận định: đã đến lúc Putin bị buộc phải phục hồi hình ảnh nước Nga đã bị tan nát trên trường quốc tế, trong khi đó Le Figaro cho hay, sau Ukraina, Putin sẽ không tha Belarus. Ngay cả nhà kinh tế Nouriel Roubini trong bài viết đăng trên Les Echo cho rằng: quyết tâm áp đảo của TQ đụng độ với tư tưởng dân tộc trong vùng có khả năng dẫn đến chiến tranh.
Chiến tranh là thảm kịch chẳng ai muốn, nhưng mâu thuẫn quyền lợi sinh tử của các phía liên can không thể dễ dàng giải quyết bằng thương thảo, các diễn biến hiện nay đang bao phủ Eurasia phải được coi là các bước chuẩn bị để đi vào chiến tranh lớn, cho nên mỗi bước tiến đều là các bước thăm dò phản ứng của nhau mà thôi. Ngay cả khi các phía có thể đạt được thỏa hiệp theo kiểu nào đó, thì thỏa thuận đó cũng chỉ mang tính tạm thời chờ cho một thỏa thuận được hình thành sau chiến tranh để phân định thắng bại mà thôi, cho nên mọi nước liên can đều phải chuẩn bị về mọi mặt cho một cuộc chiến kiểu nào đó sẽ sảy ra trong tương lai không xa. Trong điều kiện đó, ta hãy lắng nghe ý kiến của một số học giả am hiểu về tình hình thế giới hiện nay liên quan tới VN.
G/S Gordon Chang thuộc viện đại học Irvine đã viết thế này: chỉ VN mới ngăn chặn được Bắc Kinh bành trướng trên Biển Đông mà thôi. Theo Ông năm 2012 khi hạ thủy dàn khoan HD 981, Cty chủ nhân là CNOOC (dầu khí Hải Dương) đã nói: đó là vũ khí chiến lược, cho nên khi họ đem HD 981 vào thăm dò tại biển Hoa Đông, rồi di chuyển vào Biển Đông với lực lượng yểm trợ hùng mạnh của Hải, và không quân TQ, thay vì tầu tuần cảnh như trước đây. Trước hành động ngang ngược đó của China, G/S Chang kết luận bài viết của ông như thế này: “VN không có lịch sử bị khuất phục, ngay cả khi phải đối mặt với các hành vi khiêu khích từ láng diềng khổng lồ, hai nước đã từng đối đầu nhiều lần, đôi khi TQ dành phần thắng, đôi khi người VN chiếm ưu thế, nhưng rõ ràng là người VN không hề sợ người hàng xóm của mình. Sẽ không có truyện người VN để cho Bắc Kinh khoan dầu trong vùng biển gần bờ của mình mà không bị cản trở; TQ nuôi tham vọng lãnh thổ và vùng biển của các nước láng diềng, họ sẽ không dừng lại cho đến khi họ bị ngừng lại và có thể: chỉ có người VN mới ngăn chặn được họ mà thôi.
Một học giả khác là Thomas G. Friedman là bỉnh bút của tờ New York Time, cũng là tác giả của cuốn sách nổi tiếng nhan đề: Thế Giới Phẳng (xin đừng lộn với Ô George Friedman Chủ Tịch Statford, dường như hai người là anh em). Trong bài viết mới đây ông cho hay thế giới ngày nay trở nên ngày càng phẳng hơn, đó là thế giới Phẳng-Phẳng, ông dung từ ngữ này để mô tả một thế giới ngày càng liên lập khiến bất cứ thế lực nào muốn gây chiến sẽ rất mau chóng bị lãnh hậu quả tức thì chứ không lâu dài như trước kia (xin lưu ý quý bạn bài viết mới đây tôi nêu vấn đề mối quan hệ giữa chủ quyền với độc lập). Trong bài viết mới đây nhan đề: VN cần đi nhẹ nhàng và mang theo cây gậy thật to, bài viết được tóm lược như sau: “Tôi hiểu rằng VN đang tìm cách bảo vệ lợi ích quốc gia theo cách hiểu của mình về luật quốc tế, VN cần làm việc đó thông qua các kênh luật pháp quốc tế. Quan trọng là VN cần hiểu là bây giờ mình có đòn bẩy gì, họ không có hải quân mạnh như TQ, cách duy nhất là họ cần đồng minh để tiếp cận với TQ, phương châm là: đi nhẹ nhàng nhưng đem theo cây gậy thật to.
G/S Keith Johnson trong bài đăng trên Foreign Policy hôm 5/5 đã mô tả hành động của TQ khi xử dụng dàn khoan HD 981 để cắm dùi xác nhận chủ quyền lãnh thổ trên biển là Bắc Kinh đang thi hành âm mưu lãnh thổ quốc gia di động. Cựu Đô Đốc HQ Mỹ Mike Mc Devitt nói về dàn khoan 981 như sau: “đây là bước đi nhỏ trong các bước đi nhỏ để không dẫn đến chiến tranh, nhưng qua thời gian nó sẽ làm thay đổi hiện trạng (tức là China chiếm hoàn toàn Biển Đông).
 Như vậy, thật rõ là Bắc Kinh đang xử dụng dàn khoan 981 để mở một vùng nhận dạng phòng không ngay trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của VN, cụ thể là đường bán kính tiếp cận dàn khoan 981, lúc đầu được China định là 1 mile, sau đó nâng lên 3 mile, bây giờ tăng lên 7 mile được bảo vệ bởi lực lượng hải quân hùng mạnh của các chiến hạm trang bị hỏa tiễn cũng như tầu ngầm. Như vậy hành động của Hán hoàn toàn chứng tỏ rằng, chúng đang tấn công VN trên biển song song với các nỗ lực xâm nhập vào toàn cõi Đông Dương trên bộ thông qua các công ty cũng như các túi dân cư do Hán đang ra sức xây dựng tại khắp nơi trên lãnh thổ các nước Đông Dương, đặc biệt nhắm vào VN.
Cái thời của chủ trương đu dây để chờ cho tình hình thế giới chuyển biến, cũng như chờ cho việc chuyển hóa đảng CS/VN từ công cụ tay sai toàn diện của Bắc Kinh sang một đảng có tinh thần dân tộc hơn, thực tế đã qua khi Tầu đem dàn khoan 981 vào hải phận VN công khai xâm lăng nước ta. Cái thời ấy được lót đường bởi 16 chữ vàng cùng với bốn tốt, tình hình hiện nay cho thấy, chọn lựa duy nhất là chiến tranh, chấm dứt hoàn toàn kiểu 16 chữ vàng, chỉ súng đạn đối đầu với súng đạn mới phân định thắng thua trong cuộc chơi lớn này.
Muốn đánh địch thì ta phải hiểu về ta cũng như phải biết ngọn nguồn về địch, muốn vậy ta cần tìm hiểu sâu rộng về cuộc chiến toàn cầu hiện nay đã được dàn dựng như thế nào trong gần trăm năm qua, khi đã nắm vững hướng đi của thế giới thì ta biết ngay là cần hành động thế nào cho thật khôn ngoan trong cách ứng phó với địch cũng như cách hợp tác với bạn theo đúng hướng đi. Cho nên Ta cần biết lắng nghe ý kiến của các học giả am hiểu cục diện toàn cầu để tự tin trong việc đề ra các sách lược hợp với thế giới đánh tan âm mưu xâm lăng của Hán đối với lân bang, đặc biệt khuyến cáo của Ông Thomas G. Friedman vắn gọn: đi nhẹ nhàng nhưng đem theo cây gậy thật to; Thế nào là cây gậy thật to theo khuyến cáo của Ô Friedman là điều cần xem xét cẩn thận.
Thế yếu của địch
China càng tăng cường vũ trang bao nhiêu, càng hung hăng bao nhiêu càng bị thiên hạ trong nước cũng như thế giới ghét bấy nhiêu, vì Hoa Lục cách nay 40 năm vẫn là xã hội tự cung tự cấp kiểu công xã nguyên thủy còn sót lại, cái khác chăng chỉ là hệ thống chính trị đó có một ông bí thư cùng đám đảng viên dốt nát nắm quyền lực chóp bu bên trên. Nhiệm vụ của đám cầm quyền đó là tàn phá bất cứ thứ gì có thể tàn phá được (nhiều lần từ Cách Mạng văn hóa, trăm hoa đua nở đến Tư Nhân Bang), vì Mao quan niệm là: để xây dựng cái mới thì mọi nền tảng cũ phải bị tàn phá hết (như Stalin cũng đã nghĩ như vậy). Vậy thử hỏi liệu chỉ trong 40 năm ngắn ngủi thì cái đám đảng viên đó có đủ sức để cải cách một xã hội gồm toàn những kẻ bất lương hay không (chúng đang ra sức tàn phá lân bang và thế giới đấy) câu trả lời là KHÔNG, cả thế giới đều biết rõ như vậy.
Mao muốn Mỹ giúp đỡ để mau chóng tiến lên hầu mở rộng tham vọng thôn tính toàn cầu, Mỹ đồng ý toàn diện vượt khỏi mọi mơ ước của Mao của Đặng cùng đám công thần tham gia cuộc trường chinh năm 1937 khi xưa, Hán Ngụy mắc mưu sâu thẳm ở chỗ này, vì không một quốc gia nào có thể đốt giai đoạn tiến ngay từ xã hội (con người) có trình độ xã hội tự cung tự cấp mà chỉ trong ít năm ngắn ngủi có thể trở thành cường quốc theo nghĩa đầy đủ của khái niệm này được. Như vậy khi Mỹ giúp cho phát triển quá nhanh thì xã hội ấy lâm vào thế bị bội thực, đến như Nga kia còn chưa thể tiêu hóa nổi những gì đã tràn vào nước Nga từ sau năm 1991 đến nay, nói gì đến Tầu. Hán Ngụy cứ tưởng rằng (như Nga cũng tưởng như vậy) là dùng tình báo ăn cắp kỹ thuật của Âu Mỹ sẽ cho phép Tầu mau chóng lấp đầy cách biệt về kỹ thuật, cuộc cờ chẳng đơn giản như vậy, vì cách biệt kỹ thuật luôn được giữ một khoảng cách nhất định, xem ra có vẻ như Hán-China ngày càng bị bỏ xa ở phía sau.
Cho nên vũ khí của Nga lẫn Tầu chưa sản xuất xong đã lỗi thời đến vài mươi năm, cứ xem Nga phải mua tầu đổ bộ của Pháp để học thiết kế cũng đủ thấy Nga tồi như thế nào (Nga đặt mua hai tầu đổ bộ loại Mistral của Pháp, Nga không sản xuất được vì thiết kế quá kém). Cứ kín đáo xem xét sẽ thấy khối chiêu lừa nhau về kỹ thuât để xâm nhập hệ thống mật mã của nhau (vui lắm), cứ kín đáo xem để biết mưu thuật về tài chánh như thế nào đủ biết sức mạnh thật của Tầu, để biết các khó khăn bất ổn ngay trong lòng xã hội Hán. Mà lịch sử của Hán luôn để lại là: mỗi khi Hán dự mưu thôn tính lân bang cũng là lúc Tầu ở trên tối cao của sức mạnh, kể từ đó sức mạnh của Tầu bắt đầu đi xuống để rồi bị tan rã, khái niệm về thế giới phẳng do Ông Thomas G. Friedman nêu ra khi ứng dụng vào trường hợp China càng cho thấy Hán sẽ sớm bị tan rã.
Xin cứ xem hiện nay các Cty Hán phải xử dụng từ 70 đến 80% tín dụng mới để trả nợ cho tín dụng cũ, ấy thế mà chũng vẫn hăm hở đầu tư ra bên ngoài để chiếm đất bằng di dân thông qua đầu tư. Chả ai biết cụ thể xem sau này các công trình viện trợ hoặc cho vay đó để bảo đảm việc làm (cũng là xâm lăng) của các Cty Hán tại hải ngoại rồi sau này sẽ bị nước chủ nhà khám phá ra là mọi sự chẳng có chất lượng gì cả, khi họ đưa ra trọng tài phân xử thì khi đó các cty Hán lấy tiền đâu mà trả bảo hiểm mà bồi thường thiệt hại. Cần lưu ý là Phương Tây cũng chỉ giúp Hán trên vùng duyên hải được coi là thuộc cương vực của Hán mà thôi (tức là từ bắc Thượng Hải trở lên phía bắc) như vậy ý đồ phân chia Trung Hoa thành nhiều mảnh đã để lộ ra rất rõ ràng.
Một câu hỏi khác quan trọng không kém là: tuy Hán là thế lực đang lên, nhưng nội bộ Hán đầy bất ổn do chế độ sứ quân ngày càng trở thành mối lo cho Hán Tộc tại Bắc Kinh, song song với cao trào nổi dậy của người Tân Cương cũng như Tây Tạng, hai mối lo đó luôn hiện diện trong lòng đế quốc Hán suốt mấy ngàn năm nay. Mối nguy khác mang tính bao trùm, đó là việc Tập Cẩm Bình vẫn không kiểm soát được cả một guồng máy tham nhũng có hệ thống suốt dọc từ trên xuống dới trong mọi cơ quan của Hán, đặc biệt tại Bộ Quốc Phòng cũng như Bộ Công An là nơi được ước tính là từ 25 đến 30% ngân sách bị đục khoét bởi tham nhũng có hệ thống (tệ nạn mua quan bán chức cũng sảy ra với Nga và Iran). Do thế Tập Cẩm Bình cùng Lý Khắc Cường không thể cầm cương được nước Hán hôm nay, việc này từ thời Giang Trạch Dân đến Hồ Cẩm Đào đều đã chào thua, cho nên chỉ cố bưng bít mà thôi chứ không dám giải phẫu khối ung nhọt này,
Như thế, bế tắc bên trong cũng như bên ngoài của Trục RIC (Nga-Iran-China) đã đẩy RIC Axis gây ra chiến tranh với lân bang, chỉ để cố bảo vệ cương vực của mình mà thôi. Khi Nga can dự vào vụ Ukraina, Ông TT Obama đã nói: điều đó cho thấy Nga rất yếu, chỉ là cường quốc khu vực mà thôi, định nghĩa đó cũng hoàn toàn đúng với Hán khi chúng xua dàn khoan 981 vào khai thác dầu trên vùng đặc quyền kinh tế của ta. Dù Hán là thế lực đang lên, nhưng với thế yếu như vậy, không cải tổ cũng chết, cải tổ thì loạn ngay trong loạn ra để rồi bị tan rã đúng như lịch sử của chúng. Phía Mỹ do vậy cứ thủng thẳng chờ xem, Mỹ vẫn có thể kín đáo giúp Hán khi có yêu cầu, dĩ nhiên theo lối của Mỹ với mưu thuật cũng như kế sách riêng dựa trên đánh giá là: vì với đường lối chủ về xâm lăng như vậy, trước sau gì Hán cũng đụng độ với các lân bang, rồi tự tan rã, lúc đó Mỹ can thiệp cũng chưa muộn, mà thực ra như thế mới là khôn ngoan.
Ở chỗ này, ta lại chứng kiến kiểu cả hai phía (Mỹ-Hoa) đều cố sống chung theo kiểu bằng mặt chứ chẳng bằng lòng, bên nọ chờ cho bên kia sập hầm để lợi dụng cơ hội thực hiện ý đồ chiến lược của mình là áp đặt một trật tự theo lối của mình trên thế giới. Nhìn trên cục diện đó mới thấy, hai yếu tố Russia và Iran thậm chí ngay cả Ấn Độ đều chỉ là các yếu tố phụ trong cuộc chơi lớn ở Eurasia mà thôi, yếu tố chính ở đây chính là Hán. Chừng nào Mỹ chưa khuất phục được Hán thì toàn bộ Eurasia (bao gồm cả Hồi Giáo Châu Phi lẫn Trung Đông-Ấn Độ) chưa thể yên, do thế cuộc đối đầu ở Biển Đông dẫn đến cuộc kình chống của VN, Phi, Nhật đối với China hoàn toàn không thể tách rời khỏi cuộc đối đầu lớn toàn cầu.
Vậy Tập Cẩm Bình có thể canh cải được nước Hán hay không, liệu ông ta có thực tâm muốn canh cải nước Hán hay không, và kế hoạch ra sao, kế hoạch của quyền lực đối với Eurasia về lâu dài sẽ được thực hiện như thế nào, tất cả đều là các ẩn số lớn vẫn chi phối thế giới trong suốt thế kỷ 21 này. Nhưng khi quan sát China ta cần phân biệt hai hoặc nhiều hơn China trên lục địa Hoa Lục mới thấy được thế chuyển dịch của các quân cờ: một Hán/China thuộc phía duyên hải Đông Bắc đã phát triển và trở thành China-Hán trung lưu (per capita gần 10,000 dollar) và nhiều China khác ở sâu trong lục địa thì trình độ cùng mức sống khá thấp khiến cho các dân tộc sống trong lục địa cảm nhận được rất rõ đến độ bẽ bàng đối với đã xâm lăng của China-Hán từ phía duyên hải.
Trước đây các chính quyền địa phương ở phía sâu trong lục địa vẫn do người địa phương cai trị nên nên người dân ở đó vẫn tưởng rằng họ được độc lập dù theo chế độ CS (CS/VN cũng tưởng như vậy). Nhưng khi Hán China trở nên cường thịnh thì cách biệt giầu nghèo gia tăng, chủ nghĩa thực dân Hán không thể che đậy được nữa nhất là khi các cánh Hán/China đã hành động hệt như quan thái thú thời xưa, cho nên các dân tộc trong vùng sâu ngày càng trở nên bất mãn với Hán. Mâu thuẫn gia tăng từng ngày không phải chỉ có người Duy Ngô Nhĩ hay Tây Tạng không thôi, mà còn nhiều dân tộc khác cùng sinh sống trên lãnh thổ Hoa Lục (các dân tộc đó có dân số đến mấy chục triệu người mỗi dân tộc) cho nên lộ đồ (road map) ứng dụng cho VN cũng là bài học ứng dụng cho các dân tộc sinh sống trong vùng sâu của Hoa Lục.
Nói đến vùng sâu trên Hoa Lục tức là nói đến Hoa Hạ, nói đến Việt Tộc suốt vài mươi ngàn năm nay vẫn sinh sống và làm chủ toàn vùng Hoa Hạ, China-Hán có cai trị thì cũng chỉ trên mặt nổi mà thôi, căn bản xã hội vẫn theo tinh thần Việt. Nhưng gần trăm năm qua CS-Hán đã tăng cường guồng máy đàn áp và hủy diệt đối với tinh thần của Hoa Hạ, khiến cho Hoa Hạ-Cộng Sản vẫn âm thầm theo đuổi con đường tách ra đối với China-Hán ở Phương Bắc. Do thế, khi nói đến Việt Tộc, tức là nói đến Việt-Ta, là chỗ dựa tinh thần cho cả vùng Hoa Hạ và đồng thời cũng nắm cửa ngõ đi vào Hoa Nam, xét về kinh tế, giao thông cũng như văn hóa, cuộc chiến lớn giữa Ta với Hán cần được đặt trong bối cảnh đó.
Trước tình thế hiện nay, khi Hán hùng hổ đưa quân chiếm Biển Đông, dù ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào đều chứng tỏ rằng China-Hán đang bế tắc toàn diện về mặt chiến lược, muốn dân chủ hóa theo lối tổ chức xã hội Phương Tây thì China-Hán lại sợ bị tan rã (như La Mã Thế và Thần Quyền khi xưa), giữ yên như hiện nay (tức là tập quyền CS China-Hán) thì thế giới tăng áp lực liên tục về kinh tế cũng như chính trị, trước sau cũng dẫn đến sự tan rã của China-Hán (xin nói ngay: tôi không nghĩ ra từ ngữ này, học giả Mỹ nghĩ ra đấy) cho nên cái thế của Hán rất yếu, China-Hán rất sợ chiến tranh lớn.Hán muốn mở chiến tranh nhỏ để khai thác lợi thế thương mại, nhưng chiến tranh nhỏ cộng lại rồi ra cũng dẫn đến chiến tranh lớn mà thôi. Việt Ta hoàn toàn không có gì để phải sợ China-Hán là vậy, nhưng Việt-Ta cũng phải chuẩn bị mọi mặt để đề phòng Hán làm càn khi chúng bị đẩy vào chân tường.
Việt-Ta cần làm gì  
Đã từ lâu tôi biết rất rõ việc China gây sức ép buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải dành tối đa ưu đãi cho các Cty China trúng thầu đối với mọi công trình xây dựng lớn, để qua đó chúng chuyển nhân công sang xâm lăng mềm nước ta, thủ thuật này được chúng dụng khắp nơi trên thế giới nhưng ở các mức độ khác nhau - tùy theo mối quan hệ mà China đạt được với nước đó - ngay khi nào có thể (như đầu tư, cho vay, bán hàng phá giá để hưởng lợi thế chính trị). VN là nơi China tự coi là tỉnh vòng ngoài của Hán, nên sức ép rất nặng, đa số cán bộ CS/VN đều bị mua chuộc bằng tiền và gái, cho nên hầu như toàn bộ chính quyền cũng như đảng bộ các cấp đều đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn để chỉ còn biết thi hành chỉ thị của Tầu mà thôi.
Tuy vậy cũng có ngoại lệ với một số ít, vì một lý do nào đó thiết lập được cái thế chính trị độc lập hơn, khiến họ giữ được vị thế tương đối độc lập trong hệ thống quyền lực tại Hà Nội, họ cũng phải lao vào việc xây dựng quyền lực cho nhóm mình theo cách của mình về đủ lãnh vực khác nhau để giữ sự cân bằng với thế lực Tầu và các thế lực khác bên trong Bộ Chính Trị đảng CS/VN. Cuộc hôn nhân đồng sàng dị mộng giữa hai phái thực tế đã hình thành ngay từ giữa thập kỳ 1980, từng bước dẫn đến cuộc đấu đá ngày càng tăng trong nội bộ Đảng CS giữa hai khuynh hướng chính trị, đó là: theo Tầu hoặc chống Tầu trong điều kiện tình báo Hoa Nam của China vẫn giữ vị thế bao trùm đối với mọi tổ chức đảng bộ cũng như chính quyền của CS/VN.
Cuộc đấu giữa hai bên bất phân thắng bại trong hơn 20 năm qua, nhưng ngày càng trở nên công khai trước dư luận người dân trong nước cũng như quốc tế, mỗi diễn biến chính trị khu vực đều tác động đến cuộc đối đầu giữa hai khuynh hướng chính trị tại VN để đẩy đảng CS/VN vào tình trạng bế tắc toàn diện. Khi China-Hán bị đẩy đến chỗ ngày càng trở nên hung hăng hơn khiến mở rộng cuộc đối đầu trở thành toàn cầu với sự tham gia của EU, Nhật, Ấn, Mỹ chống lại trục RIC Axis. Khi China-Hán đưa dàn khoan HD 981 vào hải phận VN khai thác dầu bất chấp luật pháp quốc tế cũng như phản đối các nước trên thế giới, tình hình này đẩy hai phe trong đảng CS/VN phải dứt khoát chọn lựa một hướng đi cụ thể rõ ràng, đen trắng phân minh chứ không thể mập mờ như trước được nữa.
Xin lưu ý về lộ đồ dân chủ hóa VN, được Cựu TT Bush Cha đưa ra trước đây khoảng 20 năm (Road Map) để so chiếu với những gì đã diễn biến trong thực tế liên quan đến các thay đổi trong nội bộ đảng CS/VN. Ta sẽ thấy ngay là: đảng CS đã chuyển hóa từ một đảng hoàn toàn làm công cụ cho chủ nghĩa bành trướng Bắc Kinh chuyển sang thành một đảng hình thành hai khuynh hướng đối kháng nhau. Mà về tổng thể khi so chiếu với tình hình quan hệ Mỹ-Hoa thì nó cũng thể hiện thời kỳ mà Mỹ đi những bước cẩn trọng nhằm đẩy China-Hán trở thành đối đầu với lân bang cũng như đồng minh của Mỹ tại Viễn Đông. Tình hình này không phải là chiến tranh, nhưng cũng chẳng là hòa bình, được gọi chung bằng từ ngữ anormal, ý muốn nói đến thời kỳ trì hoãn chiến để dẫn đến đối đầu gia tăng trước khi dẫn đến chiến tranh, cho nên hơn 20 năm qua là cuộc đấu mưu thuật chả khác gì với thời chiến tranh lạnh với LX trước đây.
Khi Bắc Kinh tuyên bố mở vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển tranh chấp với Nhật tại vùng đảo Senkakus/Điếu Ngư, Nhật phản ứng mạnh, tiếp theo TT Obama đến thăm bốn nước Á Châu (nhưng không thăm Tầu) đã xác định lập trường: “Mỹ bảo vệ đồng minh trụ cột tại Viễn Đông TBD, cụ thể gồm Nhật-Nam Triều Tiên và Phi, nhưng con chủ bài VN thì Mỹ lại bỏ ngỏ không nói tới. Bắc Kinh đánh giá ngay là: Mỹ chưa coi VN là đồng minh trong vùng nên cần ra tay gấp để phong tỏa VN; nếu sảy ra xung đột, China sẽ thừa dịp phá hủy lực lượng tầu ngầm còn non trẻ của VN, đó là quan điểm của G/S Carl Thayer phát biểu tại hội nghị Biển Đông USCIS mới đây (Ô cũng nói là kinh tế VN sẽ gặp khó khăn nguy kịch).
Trước đây đã lâu, năm 1989 CS/VN bơ vơ không chỗ dựa khi Liên Xô tuyên bố đổi mới lúc quân VN vẫn còn tại Campuchea, CS/VN phải tìm đến Bắc Kinh để dựa, điều kiện mà Hán/China đưa ra tại hội nghị Thành Đô là: Hà Nội phải chấp nhận 16 chữ vàng cùng bốn tốt, được coi như phương châm xử sự giữa hai nước, việc này chẳng qua cũng chỉ là cách cột đảng CS/VN vào đảng CS/China mà thôi. Sau đó VN mở cửa đón nhận đầu tư, Hán-China nương theo đó cướp đoạt mọi quyền sống của dân Việt, điều này làm cho bất mãn của dân Việt ngày càng dâng cao đối với đảng CS về cách mà đảng này phải chấp nhận thái độ hống hách vừa ăn cướp vừa nói truyện nhân nghĩa của Tầu. Tức nước vỡ bờ về vụ dàn khoan 981 đã đẩy người Việt rầm rộ xuống đường đập phá nhiều cơ sở làm ăn của người Hoa nói chung, dĩ nhiên tập trú vào cơ sở do China làm chủ hoặc China đứng quản lý, đến lúc này, làn sóng chống đối đang dâng cao trên cả nước, và theo Stratford đã có 20 người chủ yếu là China và một số người VN bị chết, diễn biến hiện nay trong nước cần được thẩm định kỹ lưỡng.
Lấy chính nghĩa dân tộc bị Hán xâm lăng mà huy động hậu thuẫn quốc tế
Xét trên lộ đồ mà Ông Bush cha đã đưa ra, đối chiếu với cục diện đang diễn biến trong vùng, cho thấy, chính lúc này đây, CS/VN phải chấm dứt trò đu dây với China được thể hiện bởi 16 chữ vàng và bốn tốt và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến lớn sẽ sảy ra giữa Ta với China trên mọi mặt trận. Khi CS/VN chuyển sang bước thứ ba, thì việc này có nghĩa là: CSVN phải dứt khoát chọn con đường đứng về phía chính nghĩa dân tộc, đó là con đường duy nhất để thống nhất lòng dân trong nước cũng như hải ngoại để hình thành trận doanh toàn dân chống Hán.
Cuộc chiến tranh này không đơn giản chỉ sảy ra giữa ta với Hán, mà là giữa Hán với thế giới, cụ thể là Nhật, kế đến là Úc, Ấn Độ, xa hơn nữa là Mỹ cũng như EU, cho nên chính nghĩa là yếu tố nền tảng để buộc thế giới phải can thiệp giúp ta, bởi vì một khi Hán đã hoàn toàn thống lĩnh VN và Đông Dương thì trước sau cũng đẩy cả thế giới vào chiến tranh lớn, cái giá phải trả lúc đó sẽ rất lớn đối với thế giới (dân ta vỗn đã chịu khổ lâu rồi nên chả còn gì để mất, cho nên ta phải kiên quyết sớm đẩy cả thế giới vào chiến tranh lớn, đó là con đường ta tự cứu ta và là sự chọn lựa duy nhất vào lúc này.
Cục diện hiện nay không dẫn đến bất cứ kiểu thỏa hiệp nào để Hán mua thời gian với Mỹ cũng như EU hoặc Nhật Bản vì các quân cờ đã di động rồi; Mỹ chỉ giả vờ đóng vai nhân nghĩa để đẩy tình hình trong vùng ngày càng nóng mãi lên mà thôi để dẫn đến chỗ Nhật phải nhập cuộc chơi, nếu không đảo quốc Nhật sẽ bị Hán nhận chìm, lúc đó chiến tranh sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại khủng khiếp đối vơi toàn cầu. Cho nên Hán muốn diệt Việt lúc này (như lời cảnh báo của G/S Carl Thayer) cũng không dễ, nhưng Việt phải rất khôn ngoan mới được và phải tính toán chiến lược cho đường xa nhằm ứng phó với mọi tình huống có thể sảy ra trong tương lai với mọi toan tính của các thế lực lớn chi phối toàn cầu.
Cần lưu ý, chẳng phải tự nhiên Ông Tom G. Friedman khuyên VN nên đi những bước nhẹ nhàng nhưng đem theo cây gậy thật to, lời khuyên ấy đến từ chỗ cao hơn Bạch Cung, phục binh chính ở chỗ đó, muốn vác được cây gậy thật to, VN cần là một số việc; Cái lý của sự việc hiện nay là như thế này:
1-   muốn chống Hán phải biết đề cao chính nghĩa dân tộc, thống nhất lòng dân, đảng CS/VN cần tự chuyển hóa, chấm dứt ngay tức khắc bước hai (tức là đu dây giữa hai khuynh hướng với 16 chữ vàng), để chuyển sang bước ba là: trao trả lại quyền điều hành đất nước cho nhân dân VN, cho nên cần chấm dứt ngay việc bắt bớ đàn áp người dân đang nổi lên chống Hán tại khắp ba miền đất nước.
2-   muốn đề cao chính nghĩa dân tộc thì đảng CS/VN phải tự chuyển hóa để trở thành lực lượng trung thành và quyết tâm bảo vệ đất nước chống lại ngoại xâm
3-   khi đã có chính nghĩa thì thế giới sẽ dành cho ta mọi sự hỗ trợ cần thiết trong cũng như sau chiến tranh với Hán,
Cần lưu ý là cả thế giới đang ở ngưỡng cửa của cuộc chiến tranh lớn với nhiều mặt trận khác nhau, Ta một lần nữa đứng đầu ngọn sóng, như vận mệnh của Ta đã như vậy, mà chỉ có ta mới có thể chặn Hán mà thôi (như G/S Gordon Chang đã viết). Trong cuộc chiến lớn đang được dàn dựng này (thế chiến II chỉ là trò chơi vặt vãnh) mưu thuật được các bên tung ra rất nhiều trên đủ mọi trận địa với đủ mọi hình thức khác nhau, cho nên nhiều khi thua trận đánh hoặc nhiều trận đánh, nhưng cuối cùng ta thắng cả cuộc chiến kéo dài suốt mấy ngàn năm. Binh hùng tướng mạnh cũng chẳng bằng THẾ, ví như năm 483 BC, Persia dưới quyền vua Xerxes kế nghiệp vua cha Darius I đem 100,000 quân đánh quốc gia thành phố Hy Lạp nhỏ xíu, thế mà Persia thua trận phải ký hòa ước Callías năm 449 BC tồn tại được trăm năm).
Duyệt lại tình hình
Vụ dàn khoan 981 trong chừng mực nào đó khá giống với vụ Ukraina, khi cố tình gây sự với VN, China đã đẩy VN vào đường cùng phải dứt khoát chọn lựa hướng đi độc lập, đặt lại quan hệ với Bắc Kinh trên căn bản mới, chấm dứt thời kỳ đu dây kéo dài trên 20 năm qua (tức là step thứ hai của Road Map do Ô. Bush Cha đã nói tới), cũng là hơn 20 năm mà Bắc Kinh đã ép buộc VN thái quá theo kiểu thái thú thuở xưa.
Cho nên cao trào công nhân xuống đường khắp nơi, kéo theo một số tay đội lốt côn đồ đập phá các cơ sở của người Hoa (chủ yếu là Tầu Lục Địa) cho thấy, vụ này phản ảnh đúng tâm trạng của nhân dân VN cùng lúc phản đối vừa với nhà cầm quyền VN, với giới quản trị của các công ty nước ngoài tại VN (Campuchea cũng nổi lên đấu tranh) cũng như bày tỏ lập trường quyết bảo vệ quyền lợi sinh tử của VN đã và đang bị phía Bắc Kinh xâm lăng chiếm đoạt. Đảng CS/VN cũng nhân cơ hội này đứng dàn dựng mé sau để bày tỏ sự bực dọc về thái độ hống hách kiểu thiên triều đối với VN của Bắc Kinh, ép VN thái quá trên bàn hội nghị cũng như trên mọi lãnh vực quan hệ khác giữa hai nước.
Một quốc gia độc tài toàn trị như VN, mọi phương tiện đều do đảng CS kiểm soát thì dân chúng không thể đột ngột xuống đường đập phá như đã sảy ra trong mấy ngày qua được, như thế cho dù cao trào xuống đường chống Tầu đã sảy ra trên quy mô cả nước, nhưng điều đó chưa đủ để khẳng định là: “quyền lực nhân dân đã được hình thành để mở đầu cho thời kỳ mới”. Các diễn biến đó dĩ nhiên được mọi phía tình báo thế giới cẩn trọng đánh giá, thí dụ MSS (tình báo Hoa Nam của Tầu) cũng có thể can dự để khuấy động tình hình chống kiều dân Tầu vượt khỏi tầm kiểm soát của Hà Nội để Bắc Kinh lấy cớ can thiệp quân sự có giới hạn, lấy lý do là cần bảo vệ kiều dân Tầu tại VN (như hồi 1978-79). Phía người Việt chân chính tự biết rằng: “các diễn biến đó chỉ mới là khởi đầu cho việc hình thành quyền lực nhân dân thật sự mà thôi, con đường còn dài, tùy thuộc nhiều vào diễn biến thế giới cũng như khả năng chọn lựa lập trường của hai cánh CS/VN trước thực tế là China đã công khai thôn tính VN, không còn úp mở gì nữa để viện cớ này cớ nọ để không thực hiện cải cách chính trị toàn diện.
Như đã trình bày nhiều lần trước đây, bất cứ tổ chức chính trị độc tài nào cũng vậy (kể cả tôn giáo) thì tự các thế lực chi phối các tổ chức đó không bao giờ tự mình chấp nhận nhượng bộ để thay đổi, chúng chỉ bị buộc phải thay đổi mà thôi (Thiên Chúa Giáo La Mã cũng đã chứng kiến như vậy trước áp lực của phái Thệ Phản tại Âu Châu trong thế kỷ 15-16), đảng CS/VN không thể đi ra ngoài lẽ thường đó, do thế, cuộc đấu tranh của nhân dân bị áp bức vẫn phải tiếp tục mở rộng trên căn bản mới của tình hình khi toàn dân đã ý thức được ai là thù, ai là bạn và khả năng đại đa số nhân dân trong ngoài nước sẵn sàng đứng lên để gây sức ép buộc đảng CS phải cải cách chính trị ngày càng được tăng cường sức mạnh.
Xét về cục diện thế giới cũng như tình hình trong nước, đây là cơ hội lớn nhưng cũng là thử thách lớn đối với toàn dân Việt, chúng ta cần rất thực tiễn, nắm bắt lấy cơ hội này để thực hiện chủ trương thống nhất lòng dân, kiện toàn tổ chức, nhiên hậu mới nói đến truyện chống Tầu xây dựng lại đất nước được. Chỉ có con đường đó mới thuyết phục được thế giới để họ dành cho ta tối đa hậu thuẫn, họ sẵn sàng đấy, nhưng ta phải biết tỏ rõ quyết tâm và phải có tổ chức cùng nhân sự đủ tín cẩn thì họ mới hợp tác, đó chính là điều kiện tiên quyết, đối với chiến lược hình thành cây gậy lớn (Big Stick) mà Ô Tom G. Friedman đã nói tới. Như vậy cuộc cờ cùng lúc nằm trong tay hai phe thuộc đảng CS/VN, kế đến là quyền lực nhân dân thật sự đại diện thực sự cho ý nguyện của đa số dân Việt trong và ngoài nước, quyền lực nhân dân trong thực tế lúc nào cũng tiềm ẩn trong lòng dân Việt (ngay cả người CS), nhưng cần có cơ hội mới trở thành tổ chức hoàn chỉnh đủ sức mạnh làm đối trọng với đảng CS/VN.
Nội tình của đảng CS cho thấy họ phải dứt khoát chọn lựa lối đi: hoặc theo Việt hoặc theo Tầu; theo Tầu là phản Việt, phải bị diệt; Theo Việt là con đường về với toàn dân phù hợp với hướng đi của thế giới để về lâu dài vẫn có thể thi hành chủ trương sống thuận thảo với Tầu (như Cha ông ta đã luôn luôn như vậy). Cho nên, biến động trong nước vẫn có khả năng leo thang đến chỗ đẩy kinh tế VN vào chỗ tan rã (đã được dự kiến từ lâu trước đây) để buộc nhân dân phải quyết liệt nói lên tiếng nói công chính của mình, đồng thời buộc phe theo Tầu phải nhượng bộ quyền lực nhân dân, vụ dàn khoan 981 chính là cơ hội thúc đẩy tình hình sẽ diễn biến như vậy.
Nhóm đầu nậu dù do phe nào dàn dựng tuy dẫn đến chỗ Bắc Kinh phải gia tăng áp lực ngoại giao (đe dọa), kinh tế (đưa người về nước) hoặc quân sự (nghe nói cả Hán lẫn Việt đều đang tăng quân tại vùng biên giới phía bắc, VN còn tăng cường phòng vệ bằng cách vận chuyển lực lượng chiến xa ra Miền Trung để bảo vệ duyên hải, sợ bị cắt đôi bởi quân Tầu). Nhưng mặt khác các diễn biến đó lại cho thấy đang có tranh chấp quyết liệt trong nội bộ đảng CS, làm gia tăng đối đầu sinh/tử giữa hai phe trong thượng tầng lãnh đạo (phe cộng sản dân tộc với phe cộng sản theo Tầu).
Dĩ nhiên China cũng như Mỹ cũng đang đối đầu về vấn đề này tại Washington qua chuyến thăm Mỹ của Tổng Tham Mưu trưởng quân TQ Fang Fenghui, Mỹ đã đưa Fang đi thăm HKMH Ronald Reagan tại San Diego có Tư Lệnh TBD tháp tùng nhằm áp đảo tinh thần cánh quân đội Tầu. Tại Washington, tướng Fang Fenghui bị Phó TT Joe Bidan cùng Chủ Tịch Tham Mưu Liên Quân Mỹ liên tục đả kích về vụ dàn khoan 981, Mỹ cảnh báo Tầu là vụ này sẽ làm hại quan hệ hai nước, tướng Fang đáp trả: không nhượng tấc đất nào. Trớ trêu là tại Bắc Kinh trước đó chính Tập Cẩm Bình tuyên bố: Bắc Kinh không có truyền thống xâm lăng, hai lời phát biểu trái ngược nhau đó cho ta thấy: “đằng sau vụ này vẫn còn đầy uẩn khúc mà ta chưa thấy hết được”
Như đã trình bày trên, đây là cuộc chiến lớn chỉ mới diễn biến tại Biển Đông mà thôi, trong cuộc chơi này vào thời điểm này China dù ồn ào làm mạnh cứ như là nuốt trửng VN như chơi, nhưng cuộc chơi lại không nằm trong chỗ đối đầu Việt/Hán mà lại nằm trong cuộc cờ Nhật/Hán với vai trò của Mỹ chả biết đâu mà lường được, cho nên China sẽ chẳng dám tung quân đánh VN trên bộ cũng như trên biển trong điều kiện hiện nay. Khi China chưa nắm được Ấn Độ Dương, kinh tế China hiện quá tệ hại, sức mạnh quân sự còn giới hạn rất nhiều về kỹ thuật, tiếp vận, tổ chức, chỉ huy kiểm soát, China chưa dám tung ra chiến tranh cùng lúc với nhiều đối thủ nặng ký bám chặt xung quanh Hoa Lục. Cho nên việc VN mở rộng hợp tác quân sự với Mỹ, nhất là hải quân để Mỹ giúp bảo vệ công cuộc huấn luyện đội tầu ngầm cho VN là cấp bách, chỉ khi đó Mỹ mới bán thêm quân cụ cho VN để gia tăng khả năng tác chiến cho quân đội VN (chuyên gia Carl Thayer đặc biệt lưu ý VN về vấn đề này).
Chả nên âu lo thái quá về tình hình hiện nay
Xin lưu ý: cuộc chiến tại VN là một phần quan trọng của cuộc chiến lớn diễn biến trên toàn cõi Eurasia, nếu thua Tầu là thế giới mất lớn chứ chẳng phải ta, vì đằng nào ta cũng đã bị đì xuống tầng chót của cõi A Tỳ rồi nên chẳng còn gì để mất nữa, do thế ta phải tính toán nhiều tình huống khác nhau dựa trên các toan tính ngắn hạn, trung hạn của các cường lực toàn cầu. Bắc Kinh có thể chiếm được Biển Đông nhưng giữ được Biển Đông là việc không dễ, cho nên giữa hai vấn đề chiến lược tác động sâu xa nhất đối với an ninh của Hán-China trên bộ (Đông Dương) và trên biển (Biển Đông) Bắc kinh chỉ có thể chọn một mà thôi. Do thế Bắc Kinh tuy làm già bên ngoài, nhưng việc tìm một thỏa hiệp dung hòa với Mỹ trong tranh chấp tại Viễn Đông TBD có khả năng cao nhất như đã trình bày từ lâu trước đây. Việt Nam cần nương theo đó mà tìm cách thoát ra ngoài để chen chân với đời, vì cái thế của Hán-China bây giờ hung hiểm lắm, bên trong cũng như bên ngoài, bạn đấy nhưng bên trong toàn là thù thứ thiệt, cái thế: mãnh hổ nan địch quần hổ là vậy. Dù Mỹ có chơi xấu ta thì cũng chả được vì năm 2014 không phải là năm 1972, Bắc Kinh xua quân đánh lớn là chiến tranh lớn nổ ra ngay, cả Hoa Lục bị oanh tạc từ mọi hướng, cho nên tính toán của Hán-China là vô vọng, không thể thoát khỏi vòng vây hãm được trong điều kiện như hiện nay.
Bảo rằng nước ta nhỏ, gần trăm triệu dân đâu phải là nhỏ, lớn nhỏ là ở cái đầu, Do Thái kia rất nhỏ nhưng cái đầu làm cho họ trở nên vĩ đại, ta cần học họ; cái đầu lớn của ta bao trùm cả vùng Hoa Hạ, vì cương vực hai bên đã phân định từ ngàn xưa, nay ta chỉ lãnh đạo toàn khối Việt đứng lên xác định cương vực của hai dòng tộc một cách công chính. Do thế Hán-China phải chánh thức nhìn nhận sự thật lịch sử này cái đã, còn từng gia đình Việt Tộc chọn lựa đường đi thế nào là việc riêng của từng gia tộc, chúng ta không thể có ý kiến về việc riêng của người anh em ở phía bắc vốn tự ngàn xưa đã làm chủ toàn vùng Hoa Hạ. Cuộc chiến đấu này đầy chính nghĩa, phù hợp với hướng đi của nhân loại, cả thế giới này nhờ vào ta, sao lại sợ vô lý thế.
Để biết thêm về áp lực đang gia tăng với Hán-China như thế nào, xin hãy nhìn vào lân bang của Hán đang thay đổi theo cách liên minh gồm nhiều Partners đối với từng vùng địa lý khác nhau, do Mỹ phối hợp tổ chức để làm nền tảng cho thế giới tương lai, trục RIC Axis không thể chống đỡ được vì căn bản thì toàn Eurasia cũng bị vây hãm chặt chẽ bởi Liberal Order như bài viết của G/S Ikenberry mới đây.
Ông Shinzo Abe TT Nhật đang trong tiến trình duyệt lại Hiến Pháp cho phép quân Nhật được tham chiến bên ngoài nước Nhật trên căn bản Partner trong hòa bình, đó là sự chọn lựa không ngoan của Nhật khiến họ tránh được các nghi kỵ do thời Quân Phiệt Nhật trước đây để lại. Nhật buộc phải hành động như vậy, nếu không thì Nhật lấy gì mà nói truyện với EU, Mỹ, ASEAN, Nga và Hán-China, vị trí của họ ở LHQ sẽ ra sao, khi đó họ bị đẩy xuống thành người em nhỏ trong vùng TBD, danh dự của Nhật chẳng cho phép Nhật tránh trách nhiệm.
Tại Thái Lan, cánh Áo Vàng, Áo Đỏ kình chống nhau suốt mấy năm nay cũng khá giống với VN giữa hai phe (dân tộc và Hán-China) nay cuộc cờ đã định, một lần nữa quân đội Thái Lan phải nắm lấy quyền lực để ổn định tình hình, dù Mỹ nói là không có việc đó, nhưng việc đó cứ sảy ra chỉ trong tháng tới đây mà thôi.
Tại Ấn Độ, đảng BJP đã nắm đa số tuyệt đối để thành lập chính phủ thay thế đảng Quốc Đại, chủ hòa, bạc nhược, phân rẽ và tham nhũng, Thủ Tướng mới là Ông Modi thủ lãnh đảng BJP chắc chắn sẽ cải cách Ấn Độ về mọi mặt để sẵn sàng đối đầu với Hán-China trên Ấn Độ Dương cũng như trên Hy Mã Lạp Sơn, vụ này sẽ làm tăng căng thẳng với Pakistan khiến Hán-China phải tăng cường hiện diện tại Pakistan. Phía Mỹ qua Ô John Feffer đồng Giám Đốc Foreign Policy in Focus cũng hy vọng hợp tác Mỹ Ấn sẽ gia tăng và hải quân Ấn sẽ hiện diện thường trực tại Biển Tây TBD.
Xin cứ dựa vào đó để đánh giá tình hình VN, muốn gây chiến chẳng dễ, như thuyết về Thế giới Phẳng-Rất Phẳng do Thomas G. Friedman đã đề ra, cho nên Bắc Kinh chỉ dám gây sức ép với VN để lấn chiếm Biển Đông mà thôi, để buộc VN phải đàm phán với Hán-China về quyền đánh bắt cá cũng như khai thác dầu tại Biển Đông. Bằng các thỏa thuận kiểu như vậy với từng nước ASEAN sẽ dẫn đến chỗ từng nước ASEAN bán chánh thức nhìn nhận chủ quyền Biển Đông của Hán-China trong thực tế trên vùng Biển Đông theo kiểu da beo, để về lâu dài Hán nghiễm nhiên trở thành chủ nhân thật sự của vùng Biển này mà Hán gọi là Địa Trung Hải của TBD. Mưu này của Hán, thế giới biết rõ, nhưng về lâu dài Hán giữ được Biển Đông hay không là điều khác, tôi không thấy cơ hội nào cho Hán trong tương lai.
Sự kiện dàn khoan 981 cần được đánh giá trên căn bản rộng liên quan đến cuộc chiến lớn nhằm định lại trật tự toàn cầu, cũng như cuộc chiến nhỏ giữa ta với Hán-China trong các vướng mắc từ ngàn xưa để lại cũng như các mưu thuật cùng các dàn dựng mang tính toàn cầu trong thời gian gần trăm năm qua từ khi nhà Thanh bị người Hán lật đổ năm 1912 (song thập, 10 tháng 10). Trong phạm vi hẹp mọi truyện thực tế đơn giản hơn so với suy nghĩ của nhiều người, cụ thể liên quan đến các phản ứng của dân Việt ồ ạt xuống đường chống Hán-China với sự tiếp tay công khai của chính quyền VN. Việc này dẫn đến chỗ nhiều xí nghiệp bị đốt phá khiến Hoa Kiều phải mau chóng tìm đường rời VN, Bắc Kinh phái 5 tầu đến VN chuyển Hoa Kiều về nước. Song song là việc quân Hán gia tăng bố trí dọc biên giới hai nước khiến VN cũng phải điều động quân đội ứng phó tại các yếu điểm. Thực tế của đòn này là Bắc Kinh chơi đòn công lương và công tâm cũng như đe dọa công thành với CS/VN để đẩy kinh tế VN vào chỗ tan rã, đồng thời làm phân tán lực lượng quân sự của VN không thể cùng lúc ứng phó với quá nhiều mặt trận dọc theo biên thùy Việt-Lào, Việt-Campuchea, Việt Hoa, toàn vùng duyên hải từ Bắc xuống Nam.
Nhưng Hán-China chưa dám ra tay lúc này vì sợ đòn từ các thế lực khác vây bọc xung quanh Hán; trong tình hình đó, VN cần phải hành động khôn ngoan trên hai mặt quốc nội lẫn quốc ngoại để cùng lúc hóa giải mọi chiêu thức do Hán tung ra, cả hai mặt này đều có liên quan mật thiết với nhau:
Đối nội được coi là thời điểm chấm dứt step 2 trong theo lộ đồ (road map) mà Ông Bush già đã nói tới trước đây 20 năm để chuyển sang step thứ 3, như vậy sự kiện dàn khoan 981 mở ra cơ hội để: VN chôn thật chặt 16 chữ vàng và bốn tốt đã bị Đặng Tiểu Bình cột CS/VN vào vòng ảnh hưởng của Hán China từ năm 1989 đến nay. Khi đã chôn chặt 16 chữ vàng thì ngay tức khắc cánh CS/Dân Tộc phải dứt khoát với cánh CS/Theo Tầu với sự hỗ trợ của toàn dân trong và ngoài nước, để xây dựng chính quyền thực sự do dân và vì dân, đó là con đường duy nhất để cùng lúc tổng hợp được sức mạnh toàn dân, sẵn sàng ứng phó với mọi thế trận do Hán-China có thể tung ra bất cứ lúc nào nhắm vào ta.
Với hậu thuẫn của quyền lực toàn dân thế lực CS Dân Tộc chắn chắn sẽ đánh bại nhóm thiểu số chủ trương thân Tầu, cuộc đối đầu giữa hai phe đã trở thành công khai khi Bắc Kinh đem dàn khoan 981 vào hải phận VN. Bắc Kinh cùng đa số người Hoa rời khỏi VN, điều này trong ngắn hạn chắc chắn sẽ gây cho kinh tế VN một số khó khăn nhất định, nhưng so với mất mát về kinh tế cũng như an ninh thì mất mát đó là rất nhỏ so với cái được vô cùng lớn lao của dân tộc, chính trong điều kiện đó, quyền lực toàn dân mới được hình thành toàn diện để làm trọng tài phân xử đối với các phe nhóm chính trị khác nhau, cũng như giữa hai phe nhóm CS (đã được dự kiến khá lâu trước đây rồi).
Đối ngoại cần mạnh dạn mở rộng quan hệ mọi mặt với các nước dân chủ, nhất là Mỹ để huy động được yểm trợ về mọi mặt đối với VN trong cuộc chiến với Hán, nhưng đồng thời cũng huy động sức mạnh toàn cầu để mở ra một trận chiến lớn hơn - cũng có thể được coi là lớn nhất đối với lịch sử nhân loại - để kềm chân Hán-China khiến chúng không dám làm càn, để từng bước đẩy chúng vào thế bị phân rã toàn diện (lộ đồ có vẻ cũng đã được nói tới rồi đấy). Việc này trở thành cực kỳ quan trọng đối với công cuộc xây dựng lại VN trong tương lai, cho nên tiến trình gồm bốn step theo lộ đồ mà Ông Bush Cha đã nói tới là định hướng rất quan trọng đối với dân tộc VN hôm nay, tương lai của VN ra sao tùy thuộc vào quyết định của nhân dân VN hôm nay; Cánh cửa lớn của lịch sử mở ra vào lúc này đây, lịch sử qua đi rất khó trở lại, nên dân Việt cần dứt khoát tư tưởng và kiên định trong cuộc chiến chống Hán-China hôm nay.
Xin lưu ý là năm 2014 không phải là 1989 hay 1979 để Hán/China muốn nói gì VN cũng phải lắng nghe, tình hình thế giới đã thay đổi, cơ hội đang đến với Việt-China cũng như VN cùng các dân tộc khác cùng sống trên lãnh thổ Hoa Lục, Hán-China phải trở về với cương cực của mình trên vùng duyên hải đông bắc Hoa Lục, chả còn sự chọn lựa nào khác nữa. Cho nên nhân dân VN hôm nay không đơn độc trong cuộc chiến đấu này, chúng ta có cả thế giới hậu thuẫn phía sau, vấn đề là ta phải làm gì để tỏ rõ quyết tâm của ta mà thôi. Nhận định này đã được Ông Đại Sứ CS/VN tại Bắc Kinh phát biểu tóm gọn như sau: “các anh cứ rút về đi, chả sao, các anh đã được hưởng lợi quá nhiều rồi, thế giới sẽ giúp chúng tôi phát triển”.
Mà thực ra có khi nào quý bạn nghĩ rằng, khi Bắc Kinh đem năm tầu đến di chuyển thường dân vội vã rời khỏi VN vì sợ bị trả thù hay không, và qua việc đó, phải chăng Hán-China đang lui bước ở VN hay không. Việc quân đội Hán khai triển trên vùng biên giới là để đe dọa VN hay còn để phòng thủ vùng biên giới sợ bị VN tràn ngập, như đã từng sảy ra dưới thời vua Quang Trung khi quân Tôn Sĩ Nghi bị đánh bại chạy về Tầu, dân Tầu chạy theo đến vài trăm km lãnh thổ trở thành hoang vắng.
Cần nhớ rằng, VN vẫn có khả năng gây ra cuộc chiến lớn trên bộ cũng như trên biển để lôi kéo tất cả thế giới nhập cuộc chơi lớn, đánh dàn khoan theo kiểu Kamikaze kiểu Nhật thời thế chiến II là điều VN dư sức làm, chắc hẳn Bộ Tư Lệnh Hán biết việc này, cho nên nhân dân VN cần vững tin nơi chính nghĩa cũng như thế tất thắng của VN hôm nay, Bắc Kinh cần nghĩ lại, cẩn trọng trước khi động thủ.
 
Xương Lê V
May 18-2014

No comments:

Post a Comment