Thursday, October 23, 2014

Tự do trong lưu đày


Điếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.
Điếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952 năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.
Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào tối hôm nay 21 tháng 10 năm 2014.
Vì già nên anh không có cái may mắn như những kẻ lưu đày mang đủ mọi quốc tịch khác. Vì là người Việt Nam nên sự lưu đày của anh cũng đáng ngạc nhiên hơn khi đất nước ấy vốn dĩ đã bội thực những mảnh đời như thế.
Mảnh đất đón anh là Hoa Kỳ nơi có hơn hai triệu người đã và đang sống đời lưu vong từ năm 1975. Tuy nhiên trong những mảnh đời lưu vong ấy không có ai cay đắng như anh. Chỉ duy nhất một mình anh, anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó "biến tấu" thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng.
Anh không từ chối mình chống cách mạng vì cách nay hơn 7 năm anh là một nhà báo chủ trương thành lập Câu lạc bộ nhà báo tự do, tờ báo mạng có tiếng nói phản ảnh niềm tin và ước vọng của những người như anh và cuối cùng thì bùng nổ với việc biểu tinh chống Trung Quốc.
Vì chống Trung Quốc nên bản thân anh chịu nhiều hình phạt nhất trong tất cả những người tù nhân lương tâm như anh.
Và cuối cùng, sau bao tranh đấu của nhiều người, nhiều chính phủ anh được Hà Nội lấy ra làm vật trao đổi với những gì mà họ muốn.
Mỹ nhấc lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào ngày 2 tháng 10, ba tuần lễ sau, ngày 21 tháng 10 anh được thả. Có thể nói tự do của anh có giá trị ngang với những hợp đồng bán vũ khí mà Mỹ sẽ ký với Việt Nam. Anh còn một chút an ủi, nếu Hà Nội dùng vũ khí này của Mỹ để chống Trung Quốc thì tâm nguyện của anh xem như toại nguyện!
Nhưng không đơn giản như vậy.
Anh không được thả, anh bị lưu đày. Mặc dù Hà nội đã cầm trong tay văn bản nới lỏng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Điếu Cày hiểu tại sao anh không được tiếp tục sống trong nước vì thâm tâm anh biết rằng chế độ rất sợ người bộ đội có tên Điếu Cày, một cái tên của đồng bằng Bắc bộ mảnh đất tạo nên những con người làm cách mạng và sẽ còn tiếp tục tạo nên những con người như thế.
Ngoài trang bị sức mạnh của một người lính anh còn có sức mạnh tư duy của nhà báo, một nhà báo tự do và tự thoát ra mọi ràng buộc với 7 ngàn tờ báo khác. Anh đã từng viết những bài báo xoáy vào các vấn đề Việt Nam. Anh là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất vì một lý do mà ai cũng thấy: Anh quá nổi tiếng và quá thu hút người khác, những người có tư tưởng đấu tranh như anh.
Chế độ sợ anh trở thành lãnh tụ. Chế độ lưu đày anh xa quê như một cách làm cho bạn bè, đồng chí và nhất là những người mến mộ anh quên con người bất khuất ấy.
Ngồi trên máy bay suốt đêm 21 tháng 10 để tới một đất nước xa lạ chắc chắn anh sẽ buồn, sẽ thất vọng và có khi tuyệt vọng là đằng khác nhưng có điều nhiều người tin rằng Điếu Cày sẽ không phản bội lại chính con người anh, con người mà ý chí vượt qua mọi khả năng tiêu diệt của quỷ dữ.
Anh bước lên máy bay không trong tư thế của người chiến thắng. Anh vẫn bị áp tải như phạm nhân. Không được gặp mặt vợ con không được nói một lời từ biệt.
Chung quanh anh là công an các loại và người theo anh bước lên phi cơ là nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.
Anh tiếp tục thi hành bản án mà chính quyền cộng sản Việt Nam ưu ái giao anh cho người Mỹ tiếp thu như họ đã từng tiếp thu Hà Nội 60 năm về trước.
Nhưng người Mỹ khác rất xa với người cộng sản. Họ mang anh về và tạo cho anh cảm giác anh đang về nhà, căn nhà tự do dân chủ đích thực.
Hàng trăm ngàn người biết sự ra đi của anh qua các làn sóng truyền thông quốc tế. Người Mỹ nhắc tới anh bằng ngôn ngữ Việt Nam và họ đã thành công khi đưa được một con người bất khuất ra khỏi nơi tối tăm tù ngục. Một làn sóng người hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh tại phi tường Los Angeles.
Phần còn lại là anh, người blogger bất khuất Điếu Cày
Anh sẽ tiếp tục sống bằng chuỗi im lặng nếu anh muốn. Ngay cả khi anh im lặng thì Hà Nội cũng sợ anh. Bản chất gian dối và thủ đoạn khiến họ sợ tất cả những gì anh làm và ngay cả khi anh không làm gì cả. Họ chỉ thở phào nhẹ nhỏm khi anh đầu hàng, lúc anh chấp nhận tin rằng không thể chiến đấu bên ngoài đất nước Việt Nam như rất nhiều người từng nói. Khi ấy anh sẽ tự động quay về tư thế một công dân Việt Nam bình thường sống trên đất Mỹ.
Bằng không, nếu anh tiếp tục lên tiếng, tiếp tục cho thế giới thấy sự giả trá của chế độ, tiếp tục là nhân chứng gào thét trước quốc hội trước báo chí và trước cộng đồng người bản xứ về những gì mà Việt Nam đã và đang làm thì lúc ấy Hà Nội sẽ nhận thức được cái giá phải trả cho một hợp đồng là đắt đỏ như thế nào.
Điếu Cày sẽ làm được vì thời gian hơn 6 năm trong lao tù cộng sản anh đã chứng minh cho mọi người thấy lòng kiên trì của anh. Anh đã tạo cảm thông cho hàng trăm bạn tù cùng trại giam và anh đã chứng minh rằng không nhà giam nào làm anh sợ hãi.
Thế giới tự do không phải là nhà giam mặc dù nó dẫy đầy thử thách. Đối với Điếu Cày, thử thách không phải là chuyện lớn mà điều anh sắp gặp là những cám dỗ rất đời thường. Những cám dỗ ấy đã từng quật ngã hàng trăm người tranh đấu. Những thanh kiếm vô hình nhưng có khả năng đâm thủng những chiếc áo giáp tự tin kiên cố nhất. Thanh kiếm ấy bén ngọt hơn nếu có sự tiếp tay mài giũa của người cộng sản đang hoạt động ở hải ngoại.
Cám dỗ có thể đến bằng sự tung hô, thần tượng hóa thậm chí là chiếc ghế ảo tưởng mà hải ngoại đã quen thuộc.
Cám dỗ có thể đến từ những buổi nói chuyện được trả tiền, từ đó dẫn theo những nguồn lợi khác cũng bằng tiền. Những đồng đô la tạo nên quyền lực và cũng tiêu diệt dần mòn ý chí, tư duy của bất cứ người nào không kinh nghiệm trong môi trường chính trị đầy bất trắc nơi hải ngoại. Bất trắc và hấp dẫn vì nó thở hơi thở dân chủ, cái mà Điếu Cày và nhiều người khác như anh ao ước được thở, được nhìn thấy.
Mọi sự vẫn còn quá sớm để nói lời mong đợi hay nghi nan, tuy nhiên có một điều rất chắc chắn: bắt đầu từ ngay mai, con người dễ mến ấy sẽ thức dậy với tiếng ồn của một xã hội sinh động và cảm nhận rằng anh đã bắt đầu một cuộc chiến khác. Không có nhà giam, công an hay quản giáo nhưng lại có rất nhiều nỗi lo chung quanh đời sống: Sự cám dỗ kéo anh ngày càng xa ý thức đấu tranh khi anh bị nhổ ra khỏi gốc rể Việt Nam.
Nhưng bù lại, anh sẽ thấy thế nào là dân chủ, điều mà anh đang nỗ lực hướng tới. Khi đã thấy anh sẽ phản ứng. Với con người như anh phản ứng thế nào thì người cộng sản cũng sợ cả.
Ngày mai, 22 tháng 10 năm 2014 tính theo giờ Los Angeles, Điếu Cày sẽ là trang sách mới cho những người tranh đấu trong nước. Họ sẽ nhìn anh như một mũi tên được phóng đi bằng sức kéo của một nền dân chủ lớn vào hàng đầu thế giới. 

Wednesday, October 22, 2014

Blogger Điếu Cày tại Phi Trường Quốc Tế Los Angeels tối ngày 21 tháng 10 năm 2014

Blogger Điếu Cày Los Angeles, CA U.S.A. 10/21/2014 10:00 PM

 Phái Đoàn tiếp đón Blogger Điếu Cày tại Phi Trường Quốc Tế 
Los Angeels tối ngày 21 tháng 10 năm 2014 
( KQ Bùi đẹp với Quốc Kỳ VNCH)

Blogger Điếu Cày, trước rất đông những người Việt và Mỹ đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, đã nói: “Tôi xin trả lời với quý  vị ở đây. Đây là thắng lợi của những giá trị dân chủ. Đây là kết quảnổ lực không ngừng nghỉ suốt bao nhiêu năm qua của anh em chúng ta và của bạn bè, của các chính phủ trên thế giới, để chúng tôi có được ngày tự do này. Đây cũng là thông điệp hiệu quả nhất gởi đến các anh em tù nhân còn nằm trong nhà tù cộng sản”.
Tối hôm qua ngày 21.10.2014, ông Hải bị nhà cầm quyền áp giải đến sân bay Nội Bài để ‘trục xuất’ sang Hoa Kỳ với sự bất ngờ từ phía gia đình ông.
Bà Dương Thị Tân -phu nhân ông Hải phản đối nhà cầm quyền đưa ông Hải đi một cách âm thầm lặng lẽ, không thông báo cho gia đình bà biết.
Ông Hải được trả tự do là niềm vui lớn đối với anh Nguyễn Trí Dũng - con trai ông Hải cũng như đối với nhiều người trong và ngoài nước đã quan tâm, theo dõi và yêu mến ông trong suốt thời gian ông bị giam cầm suốt hơn 6 năm qua.

 Blogger Dũng Mai thổ lộ niềm vui: “Cách đây 26 ngày tôi có viết một status gửi cháu Trí Dũng rằng, tôi tin tưởng anh Nguyễn Văn Hải sẽ luôn là người được giới tranh đấu cho Tự do Dân chủ của Việt Nam tin yêu kính trọng, cho dù anh có thể phải quyết định ra đi. Hôm nay, tôi đang chờ đợi trong hai hay ba ngày tới được đón nghe lời cảm ơn của anh ấy, với tất cả những người luôn tin tưởng vào tinh thần kiên cường trước bạo quyền của anh được gửi về…”.
Nguyen Hoang Linh chúc mừng: “Mình tin rằng, những người yêu nước, quả cảm và có lương tâm, dấn thân như Điếu Cầy, khi tâm niệm việc mình làm là chính nghĩa, ắt hẳn đã có được sự tự do trong tinh thần ngay khi thân thể bị cầm tù. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thổ lộ trong hồi ký, rằng ông đã cảm nhận được “tự do trong lưu đày”. Hoặc giả, như một nhà cách mạng khác cách đây bảy chục năm, đã tự nhủ: “Thân thể tại ngục trung. Tinh thần tại ngục ngoại”. Dầu sao đi nữa, cũng phải chúc mừng Điếu Cầy rời một nhà tù nhỏ. Chắc chắn, với những gì đã làm, anh đã vĩnh viễn đi vào trang sử của những nỗ lực ái quốc, yêu tự do dân chủ, trên cương vị một nhà báo tự do, và một công dân lương thiện…”


Triệu Ca chia vui với gia đình nhưng tỏ thái độ bất bình với nhà cầm quyền khi họ không cho ông Hải có một lời tiễn biệt với gia đình. “… Hôm nay nhận được tin anh Hải ra tù đang trên đường bay đến Hoa Kỳ, do sự áp đặt của nhà cầm quyền cộng sản anh đã không kịp nói lời từ giã vợ con… Dù trong hoàn cảnh nào, với cộng đồng đây là một tin vui. Xin được gửi lời chia vui đến gia đình anh chị, cầu mong ngày đoàn tụ gia đình anh chị và các cháu đến thật gần. Riêng anh Hải, tôi tin rằng dù ở bất cứ nơi đâu ngọn lửa nhiệt huyết đấu tranh vẫn luôn cháy bỏng trong anh. Những năm tháng bị giam cầm trong chốn lao tù càng hun đúc tinh thần đấu tranh trong anh mãnh liệt hơn, và sẽ tiếp tục đấu tranh cho đến ngày Dân tộc Việt Nam thật sự có TỰ DO và thoát vòng NÔ LỆ .”Blogger Nguyễn Tường Thụy viết:“Dậy theo dõi thông tin về Điếu Cày. Anh sang California à? Chẳng được nói câu nào với gia đình dù qua điện thoại. Tàn nhẫn. Hạ đẳng.”

Nhiều người nhận định, nhà cầm quyền e ngại và lo sợ hình ảnh của ông Nguyễn Văn Hải sẽ tác động làm ảnh hưởng đến các chiến lược chính trị trong quan hệ Việt-Mỹ, nên buộc đảng cầm quyền cs phải trục xuất ông Hải theo lời đề nghị của chính giới Hoa Kỳ.
Facbooker Tin Không Lề bình luận: “Thêm một vụ “xuất khẩu” tù chính trị qua Mỹ: Điếu Cày ‘bất ngờ rời VN đi Hoa Kỳ’. Khi nào thì đảng và nhà nước ta sẽ “xuất khẩu” tù chính trị qua Bắc Hàn, Trung quốc, Cuba hay… các nước Trung Đông? Đảng và nhà nước cần tìm thêm nhiều “đối tác” khác để “làm ăn”, thay vì chỉ xuất qua 1-2 nước như từ trước tới nay. Tin này vừa vui, vừa không vui. Vui vì anh đã được ra khỏi tù, không vui vì anh đã bị trục xuất bất hợp pháp ra khỏi đất nước của mình, anh không được chọn nơi anh sống như ý anh muốn. Trục xuất anh Điếu Cày ra khỏi Việt Nam là họ đã làm ngược lại nguyện vọng của anh: Được sống ở đất nước của mình.” Nguyễn Phan tiếp lời: “Ra khỏi nơi tù đày là một điều vui mừng cho anh Điếu Cày và gia đình, nhưng Đảng cũng cảm thấy nhẹ nhõm hơn.” Nhà văn Võ Văn Tạo nhận xét: “Điếu Cày – người yêu nước không chốn dung thân tại VN. Bỏ tù bất công, trục xuất Điếu Cày khỏi VN, họ đang chứng tỏ VN đang nỗ lực hướng tới dân chủ, văn minh?”. Hao-Nhien Q. Vu nhận định: “Nhà nước tưởng nhà nước ngon khi bán con tin lấy cái gì đấy chưa biết. Nhưng nhà nước nên nhớ là mỗi lần bán một con tin như vậy thì các con tin khác bớt sợ đi một chút. Khi 80 triệu con tin hết sợ thì cũng hết mịa nó nhà nước luôn.”
Cho dù nhà cầm quyền đã tước đoạt quyền được sống tự do của Blogger Điếu Cày trên quê hương VN nhưng nhiều người luôn tin rằng, dù ở nơi đâu lòng yêu nước của ông vẫn không hề thay đổi. Phạm Thanh Nghiên bày tỏ: “Tôi tin rằng, dù nhà cầm quyền đã tước bỏ của anh quyền sống chết trên mảnh đất Việt Nam ruột thịt, thì Điếu Cày vẫn một lòng trung trinh với Tổ quốc, cho dù ở đâu đi chăng nữa.” Huynh Ngoc Chenh bộc bạch: “Chúc mừng anh Điếu Cày đã ra khỏi nhà tù cộng sản. Nơi mô cũng là chiến trường của anh một khi đồng bào ta còn sống trong tủi nhục.”
Được biết, trong ngày hôm nay, tại Hà Nội, ông Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ trao đổi với nhà cầm quyền VN về quan hệ Việt- Mỹ và nội dung xoay quanh các vấn đề là tù nhân lương tâm, tự do tín ngưỡng tôn giáo và Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương -TPP.
PV. VRNs

Nguồn ảnh: Tại hiện trường và từ Facebook




123









   
Giám Sát Viên Janet Nguyễn chào đón nhà đấu tranh
 Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) thoát khỏi Việt Nam

(Santa Ana) - Sau nhiều năm ủng hộ tích cực cho việc trả tự do cho nhà báo và nhà đấu tranh cho nhân quyền Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, Giám Sát Viên Janet Nguyễn sẽ chào đón anh tại phi trường Los Angeles hôm nay. Blogger Điếu Cày bị bắt giam vì tội chống lại nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam năm 2008 và bị kết án 12 năm tù hồi năm 2012.
"Việc bắt giam blogger Điếu Cày là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận của nhà cầm quyền CSVN," Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. "Tôi hy vọng anh sẽ có dịp gặp lại gia đình và người thân."
Trước khi bị bắt giam năm 2008, blogger Điếu Cày viết nhiều bài phản đối tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và sự bành trướng của Trung Cộng. Sau đó anh bị cáo buộc tội "truyền bá thông tin và tài liệu chống phá nhà nước" và bị kết án 12 năm.

Sau đó, Giám Sát Viên Janet Nguyễn vẫn tiếp tục cuộc vận động trả tự do cho blogger Điếu Cày bằng cách liên lạc Tổng Thống Barack Obama vào Tháng Bảy năm 2013, để bày tỏ quan tâm của bà về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và kêu gọi ông can thiệp để blogger này được tự do.


 
Giám Sát Viên Janet Nguyễn thừa nhận rằng vẫn còn nhiều việc phải làm trong việc vận động cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.   
"Tôi rất vinh dự được tiếp tục làm việc với Dân Biểu Ed Royce để vận động cho việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm còn bị giam giữ ở Việt Nam," Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói. "Nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục vi phạm quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo. Chúng ta phải tiếp tục đấu tranh để bảo đảm những quyền tự do căn bản này cho tất cả mọi người."                                                                                                                                                                       


TIN CỰC NÓNG:
TIN KHẨN VỀ BLOGGER ĐIẾU CÀY NGUYỄN VĂN HẢI
 
Cách đây ít phút nhà cầm quyền Việt Nam đưa anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh. Tin cho biết gia đình không ai được báo tin và đưa tiễn. 

19h00, Anh Nguyễn Văn Hải đã lên máy bay, có thể là đi Hoa Kỳ.
http://xuandienhannom.blogspot.com/2014/10/tin-nong-vn-phong-thich-blogger-ieu-cay.html
Lúc 19h30 21/10 FB của nhà hoạt động Trương Văn Dũng cho biết:
Theo 1 nguồn tin đáng tin cậy , hiện nay nhà cầm quyền việt nam đưa anh Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) ra sân bay Nội Bài để xuất cảnh.
Chị Dương Thị Tân (vợ của anh Hải) có nhờ Trương Văn Dũng và các anh chị em ở Hà Nội đến sân bay Nội Bài để hỏi về việc đưa anh Hải ra nước ngoài. Chị cho biết việc chính quyền buộc anh Hải đi tỵ nạn chính trị không báo cho gia đình biết. Sau đó chị Tân xác nhận anh Hải đang lên máy bay.
Nguồn tin cho biết anh Hải bị buộc đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ.
Facebook Anh Chí vừa cập nhật hình ảnh cho thấy hình ảnh bà Jenifer Neidhart de Ortiz, Tham tán chính trị, ĐSQ Hoa Kỳ tại Hà Nội có mặt ở sân bay Nội Bài để làm thủ tục xuất cảnh cho anh Nguyễn Văn Hải. 
Anh Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, sinh ngày 23/9/1952. Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Từ 1971-1976 anh Nguyễn Văn Hải tham gia quân đội (bộ đội sao vàng), sau đó làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó anh vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn.
Năm 2006, anh cùng nhóm bạn như: Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Vũ Quốc Tú (Uyên Vũ), Trăng Đêm, Trọng SG... khởi xướng ra Hội Nhà Báo Tự do, nhưng theo quy định pháp luật Việt Nam chưa cho phép lập hội, anh đã chủ trương lập “CLB Nhà báo tự do” nhằm khai thác thế mạnh của diễn đàn mạng internet, nhất là blog và website để chuyển tải các thông tin mang tính trái chiều so với các báo chí trong nước.
Nhân sự kiện rước đuốc olympic qua TPHCM, anh đã cùng một số người tổ chức biểu tình, biểu thị quan điểm phản đối việc rước đuốc Olympic qua TpHCM theo lộ trình của chính phủ Trung Quốc, các hình ảnh biểu ngừ của nhóm CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều diễn đàn mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đào người yêu nước VN.
Ngày 20 tháng 4 năm 2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 10 tháng 9 năm 2008, ông bị tòa án truy tố tội "trốn thuế" và bị xử phạt 30 tháng tù giam
Ông được dự định phóng thích trong tháng 10 năm 2010, nhưng vào ngày đáng lẽ được phóng thích, thì bản án của ông bị gia hạn "để điều tra thêm". Nhà của ông cũng đã bị khám xét và vợ ông, bà Dương Thị Tân bị đánh đập.
 Tháng 4 năm 2012, ông Hải bị tòa án xét xử thêm về tội "tuyên truyền chống nhà nước" cùng với các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà này, Nguyễn Văn Hải đã không nhận là mình có tội. Theo nhật báo Thanh Niên, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải cũng bị cho là đã tham dự một cuộc huấn luyện do đảng Việt Tân ở hải ngoại tài trợ.

Trong phiên tòa, ông bị tuyên án 12 năm tù giam theo điều 88 BLHS: Tuyên truyền chống nhà nước XHCN.
Theo Wikipedia và nhiều nguồn Internet.


Tiểu sử của blogger Điếu Cày
 Anh Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, sinh ngày 23/9/1952. Anh Hải từng là thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải, quận 3, TP Hồ Chí Minh.

dc.jpg

Từ 1971-1976 anh Nguyễn Văn Hải tham gia quân đội (bộ đội sao vàng), sau đó làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó anh vào TP Hồ Chí Minh học nghề sửa chữa điện tử và làm nghề sửa chữa điện tử tại Công ty Dịch vụ Th­ương mại Sài Gòn.
 Năm 2006, anh cùng nhóm bạn như: Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), Vũ Quốc Tú (Uyên Vũ), Trăng Đêm, Trọng SG... khởi xướng ra Hội Nhà Báo Tự do, nhưng theo quy định pháp luật Việt Nam chưa cho phép lập hội, anh đã chủ trương lập “CLB Nhà báo tự do” nhằm khai thác thế mạnh của diễn đàn mạng internet, nhất là blog và website để chuyển tải các thông tin mang tính trái chiều so với các báo chí trong nước.
  Nhân sự kiện rước đuốc olympic qua TPHCM, anh đã cùng một số người tổ chức biểu tình, biểu thị quan điểm phản đối việc rước đuốc Olympic qua TpHCM theo lộ trình của chính phủ Trung Quốc, các hình ảnh biểu ngừ của nhóm CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều diễn đàn mạng và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đào người yêu nước VN.
  Ngày 20 tháng 4 năm 2008, Nguyễn Văn Hải bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh.
  Ngày 10 tháng 9 năm 2008, ông bị tòa án truy tố tội "trốn thuế" và bị xử phạt 30 tháng tù giam
  Ông được dự định phóng thích trong tháng 10 năm 2010, nhưng vào ngày đáng lẽ được phóng thích, thì bản án của ông bị gia hạn "để điều tra thêm". Nhà của ông cũng đã bị khám xét và vợ ông, bà Dương Thị Tân bị đánh đập.
  Tháng 4 năm 2012, ông Hải bị tòa án xét xử thêm về tội "tuyên truyền chống nhà nước" cùng với các blogger Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Trong phiên toà này, Nguyễn Văn Hải đã không nhận là mình có tội. Theo nhật báo Thanh Niên, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải cũng bị cho là đã tham dự một cuộc huấn luyện do đảng Việt Tân ở hải ngoại tài trợ.
  Trong phiên tòa, ông bị tuyên án 12 năm tù giam theo điều 88 BLHS: Tuyên truyền chống nhà nước XHCN

Wednesday, October 1, 2014

“HỌ KHÔNG THỂ GIẾT HẾT CHÚNG TA”.


Nguyễn Quang Duy
Giữa trung tâm thương mãi Hồng Kông, một khẩu hiệu thật lớn đến năm thước mỗi bề được hằng trăm bạn trẻ giương cao "They can't kill us all" tạm dịch là "Họ không thể giết hết chúng ta".
Các bạn trẻ cũng thường xuyên hô vang "Họ không thể giết hết chúng ta" để nói lên quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Hồng Kông một lãnh thổ thuộc Anh Quốc từ năm 1842 đã chuyển giao cho Trung Quốc năm 1997 với quy định dân chúng Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị ít nhất 50 năm hay đến năm 2047.
Trong vòng 150 dưới sự quản lý của người ngọai quốc, người dân Hồng Kông được cho là chỉ biết kiếm tiền, chỉ sống vì tiền và ở đây tiền là tất cả. Nay đã đổi khác.
 
Diễn Biến
Ngày 13-9-2014 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh ra quyết định tất cả các ứng cử viên của cuộc bầu cử năm 2017 phải được chấp thuận bởi một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định. Kiểu “Đảng cử Dân bầu” được diễn ra tại Việt Nam bấy lâu nay.
Quyết định đã gây phẫn nộ mọi tầng lớp dân chúng Hồng Kông nhất là trong giới trẻ.
Năm 2011, tại Hồng Kông đã xảy ra một chuyển biến lớn lao, Hoàng Chí Phong (Joshua Wong) một người trẻ, khi Hồng Kông được chuyển giao cho Trung Quốc 1997 chưa đến 1 tuổi, đã đứng lên kêu gọi biểu tình phản đối việc áp dụng Chương Trình giáo dục kiểu cộng sản.
Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã được 120 ngàn người đáp ứng với 13 bạn trẻ tình nguyện tuyệt thực phản đối. Họ bao vây trụ sở Hành Chính Hồng Kông và cuối cùng chính quyền phải nhượng bộ.
Lần này Hoàng Chí Phong lại tiếp tục đứng lên kêu gọi nhân ngày Quốc Khánh 1-10-2014, kỷ niệm lần thứ 65 cộng sản nắm quyền tại Trung Quốc, người dân Hồng Kông hãy xuống đường đòi hỏi quyền tự quyết cho mình.
Đối với nhà cầm quyền Trung Quốc, rõ ràng đây là một thách thức chính trị. Vì nếu họ để một người không cộng sản lãnh đạo Hồng Kông họ sẽ mất kiểm sóat và nhiều rủi ro khó lường trước.
Đòi hỏi tự do ứng cử và bầu cử sẽ lan sang lục địa, nơi mà hiện nay đảng Cộng sản đang gặp nhiều khó khăn về cả chính trị, kinh tế lẫn xã hội.
Lời kêu gọi của Hoàng Chí Phong đã nhanh chóng được được giới học sinh và sinh viên đáp ứng bằng cách bãi khóa xuống đường biểu tình, bao vây khu hành chánh. Các tổ chức chính trị và dân sự khác khi thấy giới trẻ dấn thân cũng nhanh chóng nhập cuộc.
Ngày 22-9 chừng 13.000 học sinh đã bắt đầu một tuần lễ bãi khóa, toạ kháng tại khuôn viên đại học. Hình ảnh những người trẻ với nơ vàng hay khăn vàng buộc trên trán đã nhanh chóng trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh lần này.
Họ thành lập nhóm Chiếm Khu Trung Tâm (Occupy Central) khởi đầu chiến dịch bất tuân dân sự vận động biểu tình ngày 1-10 sắp tới.
Để đáp lại nhà cầm quyền Hồng Kông đã bắt giữ lãnh đạo phong trào Hoàng Chí Phong (Joshua Wong), nhưng chỉ giam 2 ngày thì tòa án Hồng Kông  đã ra lệnh cảnh sát phải thả.
Ngày thứ bảy 27-9, chừng 60.000 người bắt đầu tổ chức tuần hành và tìm cách nối kết với những người đang toạ kháng tại trung tâm hành chính trung ương.
Cảnh hằng chục ngàn thanh thiếu niên trẻ một cách ôn hòa và trật tự tiến vào khu trung tâm đã nhanh chóng được truyền thông rộng rãi trên tòan thế giới.
Sáng sớm chủ Nhật ngày 28-9, khi cảnh sát bắt giữ một số sinh viên tại trụ sở chính của khu hành chính trung ương, nhóm Chiếm Khu Trung Tâm ra quyết định khởi động các cuộc biểu tình sớm hơn dự định.
Đến tối, theo lệnh Bắc Kinh cảnh sát đã chính thức cảnh báo cuộc biểu tình là “bất hợp pháp” và thẳng tay đàn áp. Cảnh sát xịt hơi cay, bắn lựu đạn cay, bắt giữ thành phần lãnh đạo sinh viên.
Mặc cho phía cảnh sát đàn áp đòan biểu tình vẫn tiếp tục bám lấy Trung Tâm Hồng Kông .
Cuối cùng cảnh sát phải rút lui nhưng lại có tin đồn Trung Quốc đã mang xe tăng và quân đội vào Hồng Kông và sẽ ra tay đàn áp như đã xẩy ra tại Thiên An Môn năm 1989.
alt

Vài kinh nghiệm từ Thiên An Môn:
Đầu năm 1989, khi đang học Cao Học tại Viện Đại Học Quốc Gia Úc Đại Lợi (Australian National University), tôi có dịp đã tiếp xúc với những sinh viên từ Trung Quốc ra hải ngọai để vận động cuộc biểu tình tại Thiên An Môn, sau đó tôi đã giúp họ rất nhiều trong việc tổ chức biểu tình và ngọai vận nên cũng rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu.
Những người đứng đầu vận động đều thuộc thành phần “con ông cháu cha cộng sản” nên rất tự tin sẽ không bị đảng Cộng sản “tắm máu”. Điều này tôi đã công khai không tin ngay khi họ đưa ra chương trình.
Sau này mới biết chính con của Đại Sứ Trung Quốc tại Úc lúc ấy đã bị chết (mà không lấy được xác) tại Thiên An Môn.
Họ có tổ chức, có sửa sọan, có các thành phần từ Bộ Chính Trị hổ trợ, rất ôn hòa, bất bạo động, biết chinh phục binh lính Trung Quốc…, nhưng vì quá lý tưởng và quá chủ quan nên đã thất bại.
Thành phần lãnh đạo sinh viên có thể cũng đã đánh giá sai sự hỗ trợ của những quốc gia Tây Phương, nên không vận động đúng mức.
Cùng lắm khi Hồng Quân nổ súng thì ông Thủ tướng Úc Bob Hawke lúc bấy giờ chỉ rơi vài giọt nước mắt (khóc) và loan báo Úc sẽ nhận các sinh viên đang học tại Úc và sinh viên đã biểu tình tại Thiên An Môn nếu họ muốn xin tị nạn.
Thời điểm đã khác, hòan cảnh đã khác, địa điểm cũng khác và nhất là những người lãnh đạo đã khác nên xin chia sẻ một số nhận xét trong cuộc vận động lần này.
 
Nhận xét
Đầu tiên là giới trẻ Hồng Kông có nhận thức về chính trị hiểu rõ quyền lợi và quyền lực của họ khi dấn thân đấu tranh.
Một sinh viên Hồng Kông cho báo chí biết, cô và gia đình rất sợ bị bắn chết như đã xẩy ra tại Thiên An Môn nhưng không phải vì sợ mà cô sẽ phải hy sinh quyền được ứng cử và bầu cử tự do.
Chính vì sự sợ hãi khi cảnh sát tấn công các bạn trẻ đã giương cao và thường xuyên hô vang khẩu hiệu "Họ không thể giết hết chúng ta". Đó là một cách để các bạn duy trì trật tự và quyết tâm đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của mình.
Các bạn trẻ rành công nghệ thông tin và sử dụng thành thạo mạng xã hội như một phương tiện truyền thông chính yếu. Họ biết sử dụng các thiết bị mới nhất nên ngay cả việc cắt mạng hay cúp điện vẫn không bị ảnh hưởng.
Mỗi bạn trẻ đã trở thành một chiến sĩ thông tin cho nhau vì thế mặc dù bị tấn công họ đã chủ động được tình hình cho đến khi cảnh sát phải rút lui.
Mặc dù rất mệt mỏi có người cho biết đã ít ăn ít ngủ cả tuần nhưng tất cả luôn giữ trật tự hàng ngũ.
Dự tính trước cảnh sát sẽ xịt hơi cay và bắn lựu đạn cay các bạn đã sửa sọan áo mưa, đồ che mũi, khăn và nước. Khi cảnh sát bắn nước vào tất cả các bạn đã đồng lọat nằm xuống để tránh và lại ngồi dậy tiếp tục đấu tranh.
Các hình ảnh vừa đẹp vừa khí thế của các bạn đã được truyền đi tòan thế giới.
Thông tin cũng đã nhanh chóng tạo thành nhều cuộc biểu tình nhỏ ở các khu vực khác. Hằng ngàn người phong tỏa một con đường chính băng qua vịnh ở Mongkok, hằng ngàn người biểu tình ở Causeway buộc cảnh sát phải chia lực lượng và cuối cùng phải rút lui.
Về phía cảnh sát Hồng Kông  xem ra họ đã phải gượng gạo thi hành lệnh từ Bắc Kinh nhưng rất chuyên môn và không có những cảnh đánh người biểu tình như vẫn xẩy ra ở Việt Nam và Trung Quốc.
Một đặc điểm khác với các cuộc biểu tình tại Việt Nam là thay vì tập trung vào buổi sáng, tại Hồng Kông  tập trung vào buổi chiều tối như vậy sẽ có thêm người tham dự sau giờ làm. Nhiều người tham dự biểu tình không khác gì đi thăm khu phố trung ương.
Các hình ảnh về cung cấp lương thực và thức uống cho thấy mặc dù tự phát đòan biểu tình đã sinh họat trong tổ chức và có phân công công việc một cách rõ ràng.
Một hình ảnh khác đáng học hỏi là những người biểu tình luôn thu dọn vệ sinh các khu vực biểu tình và đưa ra trước công chúng nhiều khẩu hiệu xin lỗi đã làm cản trở giao thông hay cản trở công việc giao dịch.
Dù kiên quyết đấu tranh các bạn trẻ không lạc quan quá mức để tin rằng sẽ làm thay đổi quyết định của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhưng không phải vì thế mà họ không dấn thân cho nền dân chủ thật sự tại Hồng Kông .
 
Thế giới đang hướng về các bạn trẻ Hồng Kông
Tại tiểu bang Victoria mấy hôm nay, hằng trăm sinh viên học sinh đã tụ tập trước Thư Viện Thành Phố Melbourne để tỏ lòng ủng hộ tinh thần đấu tranh của người dân Hồng Kông .
Tại Úc châu, ông Võ Trí Dũng chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu cũng vừa đưa ra một Thông Báo Báo Chí:
“Thể chế cộng sản đã lấy đi tự do và dân chủ Việt Nam, vì thế chúng tôi rất đồng cảm với lập trường cương quyết của người Hồng Kông. Người Hồng Kông không thể cho phép nhà cầm quyền cộng sản Bắc Kinh cướp đi quyền tự quyết của họ. Vì đó là khởi đầu để họ phải mất đi các quyền khác rồi mất đi tự do.”
Ông cho biết Cộng Đồng kêu gọi thế giới lên tiếng và đứng về phía của người dân Hồng Kông để tránh một cuộc đổ máu như đã xảy ra tại Thiên An Môn.
Ông kêu gọi người Việt ngày 1-10-2014 mặc áo vàng hay thắt nơ vàng để chứng tỏ sự đòan kết ủng hộ người dân và những người biểu tình tại Hồng Kông.
Hai khẩu hiệu khác được sử dụng rộng rãi trong cuộc biểu tình là "Đả đảo Đảng Cộng sản Trung Quốc" (Down with the Chinese Communist Party!) và "Chúng tôi muốn phổ thông đầu phiếu!" (We want universal suffrage!).
Thứ tư 1-10-2014 đã có hằng trăm ngàn người đổ về khu trung tâm và nếu không đạt được đòi hỏi người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục đấu tranh, nền dân chủ Hồng Kông  sẽ mãi gắn liền với nền dân chủ tòan thế giới.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
1-10-2014